Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bù Đăng vươn lên từ gian khó

Thứ sáu - 13/12/2024 17:40 87 0
Trong kháng chiến chống Mỹ, Bù Đăng là địa bàn chiến lược, tiếp giáp giữa Tây Nguyên và Đông Nam bộ, tại đây địch ra sức gây dựng căn cứ và chống phá cách mạng của ta. Chúng ráo riết bắt lính, dồn dân vào ấp chiến lược hòng chia rẽ mối liên hệ giữa Đảng với Nhân dân. Song, với khát vọng thống nhất, độc lập, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đồng bào Kinh cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số anh em đã tin Đảng, theo Đảng để chống đế quốc và tay sai. Các căn cứ cách mạng được quân và dân Bù Đăng xây dựng ngay trong lòng địch như căn cứ “Nửa lon” ở xã Đăk Nhau, “Ấp cộng sản” ở Nghĩa Trung, đặc biệt là phong trào giã gạo nuôi quân tại Sóc Bom Bo... Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã sớm giác ngộ theo cách mạng và trở thành những người con tiêu biểu của núi rừng Bù Đăng như Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Điểu Ong, dũng sỹ diệt Mỹ Điểu Thị Lôi...
 
Quân và dân Bom Bo giã gạo nuôi quân trong những năm kháng chiến chống Mỹ (hình tư liệu)

Sau Hiệp định Paris năm 1973, trước tình hình có lợi cho cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị cho phép mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long nhằm thăm dò khả năng chiến đấu của quân ngụy và phản ứng của Mỹ, động thời tiêu diệt một phần sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng. Dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Chiến dịch đường 14 - Phước Long, quân và dân Bù Đăng đã phối hợp nhịp nhàng với các quân binh chủng, quyết tâm giải phóng quê hương. Với chiến thuật “ vây lấn, tấn phá, triệt diệt” và sự mưu trí dũng cảm, sau hơn 2 ngày đêm từ ngày 11/12/1974 đến ngày 13/12/1974 với 4 đợt tấn công quyết liệt, cùng với sự kết hợp của lực lượng vũ trang và các loại hỏa lực, ta đã làm chủ hoàn toàn căn cứ Vĩnh Thiện. Đến đêm 13/12, công tác chuẩn bị tiến công của chúng ta đã hoàn tất, với quyết tâm giành thắng lợi, các chiến sĩ ta đã khắc lên mũ và báng súng khẩu hiệu “quyết tâm chiến đấu”.

Đến rạng sáng ngày 13/12/1974, các cứ điểm của địch bị ta pháo kích và tiến công dữ dội, buộc địch phải rút về Chi khu quân sự Đức Phong. Đúng 6 giờ sáng ngày 14/12/1974, cả núi rừng Bù Đăng rung chuyển bởi các mũi tiến công đồng loạt của quân giải phóng. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, các mũi tiến công của ta kiên cường bám chắc trận địa để làm chủ tình hình. Trước sự tiến công như vũ bão của ta, địch co cụm lại và điên cuồng chống trả, giằng co từng khu vực. Trước tình thế đó, với lòng căm thù giặc sâu sắc, chiến sĩ Đoàn Đức Thái thuộc Đại đội 7, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 271 - người con ưu tú của thành phố Hải Phòng đã dũng cảm ôm bộc phá lao thẳng về phía trước, dùng thân mình đè lên ống bộc phá, giật nụ xòe điểm hỏa và anh dũng hy sinh. Cửa lô cốt thứ 8 và là cuối cùng của địch bị xé toang, quân ta tiến lên chiếm lĩnh trận địa. Đúng 8 giờ 45 phút ngày 14/12/1974, cờ đỏ sao vàng tung bay trên Chi khu quân sự Đức Phong, đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, quân ta làm chủ hoàn toàn khu trung tâm hành chính quận lỵ Đức Phong, giải phóng hoàn toàn Bù Đăng.
66666666666666666
Tái hiện lại hình ảnh giã gạo nuôi quân năm xưa tại Lễ hội Vang mãi tiếng chày trên Sóc Bom Bo năm 2024 (ảnh: sưu tầm)

Bù Đăng được giải phóng có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, đây là quận đầu tiên được giải phóng trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long, góp phần mở thông hành lang chiến lược Đường 14, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng tỉnh Phước Long đầu năm 1975. Từ chiến thắng này, đánh dấu một bước suy sụp mới của quân ngụy và can thiệp Mỹ, củng cố thêm quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

Ghi nhận những thành tích đạt được trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Bù Đăng và 05 xã là Đồng Nai, Bom Bo, Thống Nhất, Nghĩa Trung, Đăk Nhau đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Sau giải phóng, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bù Đăng một mặt phải tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo và xây dựng cuộc sống mới, mặt khác phải đấu tranh với các phần tử Fulro và tàn dư ngụy quân, ngụy quyền chống lại chính quyền cách mạng. Đến tháng 11 năm 1976, huyện Bù Đăng được sáp nhập vào huyện Phước Long. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, hạ tầng còn nhiều hạn chế, dân cư ngày càng đông, kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn, do vậy ngày 04 tháng 7 năm 1988 huyện Bù Đăng được tái lập theo quyết định số 112/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), và cùng với cả nước tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững Tổ quốc.

Sau 50 năm giải phóng và 36 năm tái lập, Bù Đăng từ một huyện miền núi, đất rộng, người thưa, hộ đói, nghèo, khó khăn chiếm tỉ lệ lớn, hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, “nắng bụi, mưa lầy”. Đến nay, toàn huyện có 16 xã, thị trấn với hơn 150 nghìn dân. Đảng bộ huyện hiện có 63 cơ sở Đảng với hơn 4.300 đảng viên, trong nhiều năm là Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng nông nghiệp tại thời điểm tái lập huyện chiếm 90%, nay giảm xuống còn 39,9%; tăng tỷ trọng công nghiệp lên 26,1% và dịch vụ 34%. Kinh tế tăng trưởng khá, đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0.35%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, đường liên xã được nhựa hoá, 100% đường liên thôn được cứng hóa, 99% số hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia, thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sở tiếp tục được hoàn thiện, 99,85% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đã xóa nạn mù chữ và duy trì kết quả phổ cập THCS, có 34/54 trường đạt chuẩn Quốc gia. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, có 13/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 03 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, thị trấn Đức Phong ngày càng xanh, sạch, đẹp, đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với truyền thống cách mạng hào hùng, cùng những người con Bù Đăng chăm chỉ dựng xây, Đảng bộ và chính quyền và nhân dân huyện Bù Đăng quyết tâm đoàn kết, đồng lòng phát huy các bản sắc, xây dựng huyện nhà phát triển theo hướng “Cuộc sống xanh, điểm đến bình yên”.

Tác giả: LH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

141-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

lượt xem: 72 | lượt tải:21

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 110 | lượt tải:18

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 238 | lượt tải:66
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay51,759
  • Tổng lượt truy cập18,135,889
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây