Viêm họng là một tình trạng phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Đây là hiện tượng viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng cổ họng, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu khi nuốt. Viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng hoặc các chất kích thích trong môi trường. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm họng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe tổng thể nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm đặc trưng ở vùng niêm mạc họng và hầu. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Song bệnh lý này có thể tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại biến chứng gì.
Dựa theo tình trạng viêm, bệnh viêm họng có thể được chia thành 3 dạng khác nhau:
Viêm họng cấp tính: Tình trạng viêm chỉ kéo dài 1 - 2 tuần và phần lớn đều do virus gây ra. Trong trường hợp không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể chuyển thành viêm họng mãn tính.
Viêm họng mãn tính: Là hiện tượng viêm kéo dài, liên tục tái phát trong suốt cuộc đời. Kéo theo đó là tình trạng viêm họng sung huyết, xuất huyết hoặc viêm họng teo.
Viêm họng hạt: Khi viêm họng mãn tính quá phát dẫn đến mô lympho ở thành sau họng tăng sinh phình to như các hạt đậu. Các mô lympho tăng sinh này sẽ bị mất chức năng miễn dịch nên dễ bị viêm nhiễm.
Viêm họng có thể phát bệnh do những nguyên nhân sau đây:
Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp viêm họng. Một số loại virus thường gây viêm họng bao gồm: Virus cúm, virus rhino, virus adeno, virus hợp bào đường thở.
Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn cũng có thể gây viêm họng như liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) hay phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae).
Các yếu tố môi trường: Độ ẩm không khí thấp, ô nhiễm môi trường, khói bụi cũng có thể gây kích ứng niêm mạc họng dẫn đến viêm họng.
Người bị viêm họng sẽ có những biểu hiện đặc trưng như sau:
Đau rát vùng cổ họng, đặc biệt khi nuốt.
Khô họng.
Ho.
Sốt.
Khó nuốt.
Sưng hạch ở cổ hoặc hàm.
Amidan sưng, đỏ.
Hình thành các mảng trắng hoặc mủ trên amidan.
Giọng nói khàn hoặc nghẹt.
Nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây, bệnh nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám và kiểm tra.
Triệu chứng viêm họng không cải thiện sau một tuần.
Sốt cao trên 38,5°C.
Khó thở.
Khó nuốt nước bọt.
Đau tai.
Chảy mủ tai.
Sưng hạch cổ to.
Xuất hiện các chấm đỏ hoặc phát ban ngoài da.
Cách chẩn đoán bệnh viêm họng được tiến hành như sau:
Hỏi về tiền sử bệnh lý và triệu chứng của bạn: Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng bạn đang gặp phải, thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng, các yếu tố có thể làm cho triệu chứng nặng hơn hoặc nhẹ hơn và tiền sử mắc các bệnh lý khác.
Khám họng: Bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi họng để kiểm tra niêm mạc họng của bạn xem có dấu hiệu viêm đỏ, sưng tấy hoặc mủ hay không.
Xét nghiệm: Bệnh nhân có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm họng như xét nghiệm phết dịch và xét nghiệm máu. Trong đó, xét nghiệm phết dịch họng cho biết bạn có bị nhiễm virus hay vi khuẩn hay không. Còn xét nghiệm máu có khả năng xác định cơ thể bệnh nhân có bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không và loại vi khuẩn nào gây bệnh.
Viêm họng nếu không được điều trị đúng cách hoặc kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng. Các biến chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm họng, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và một số yếu tố khác (môi trường, công việc,..).
Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh viêm họng:
Biến chứng do viêm họng do virus
Viêm họng do virus có thể lan xuống đường hô hấp dưới và gây viêm phế quản.
Nhiễm virus có thể lan lên các xoang và gây viêm xoang, dẫn đến đau đầu, áp lực xoang và tắc nghẽn mũi.
Viêm họng do virus có thể lan tới tai giữa, đặc biệt ở trẻ em, gây ra viêm tai giữa.
Biến chứng do viêm họng do vi khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến viêm amidan, khiến amidan sưng to, đỏ và có thể có mủ.
Nhiễm vi khuẩn từ viêm họng có thể lan đến tai giữa, gây viêm tai giữa.
Áp-xe quanh amidan (Peritonsillar abscess), gây ra tụ mủ quanh amidan, làm họng sưng đau dữ dội và khó nuốt.
Sốt thấp khớp (Rheumatic fever) - là một biến chứng nghiêm trọng và lâu dài của viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu không được điều trị đúng cách, Rheumatic fever sẽ ảnh hưởng đến tim, khớp, da và hệ thần kinh.
Viêm cầu thận (Post-streptococcal glomerulonephritis - một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thận và gây ra các vấn đề về tiểu tiện hoặc huyết áp cao.
Biến chứng do viêm họng mạn tính
Viêm họng kéo dài có thể gây ra viêm thanh quản, làm cho giọng nói bị khàn hoặc mất tiếng.
Viêm xoang mạn tính, gây đau đầu và tắc nghẽn mũi liên tục.
Viêm họng mạn tính có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp dưới, dẫn đến viêm phổi.
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do viêm họng gây ra, các bạn cần tìm tới các cơ sở y tế chất lượng. Được biết, Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 là một trong những đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh tai mũi họng uy tín, đáng tin cậy.
Nơi đây sở hữu đội ngũ bác sĩ - phụ tá giỏi, chuyên môn cao. Kèm theo đó là phác đồ điều trị đặc biệt khi kết hợp giữa Đông và Tây y. Do đó, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh tai mũi họng có thể tham khảo lựa chọn địa chỉ chữa bệnh này.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chi tiết như sau:
Thông thường, viêm họng do virus sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm triệu chứng như:
Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng chất nhầy và giữ cho cổ họng được bôi trơn. Lúc này, bệnh nhân nên uống nước ấm, trà thảo mộc hoặc nước chanh pha mật ong.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Việc nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi và chống lại nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau và hạ sốt.
Súc họng bằng nước muối ấm: Súc họng bằng nước muối ấm 3-4 lần mỗi ngày để giúp làm sạch cổ họng và giảm viêm.
Ngậm kẹo ngậm ho: Một số loại kẹo ngậm ho có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm ho.
Sử dụng máy tạo độ ẩm: Dùng máy tạo độ ẩm giúp tăng độ ẩm trong không khí, giúp làm loãng chất nhầy và dễ thở hơn.
Viêm họng do vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Penicillin, Clindamycin, Azithromycin, Clarithromycin,... Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn gây bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn. Lưu ý, uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa và hoàn thành đủ liều thuốc theo chỉ định, ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn.
Bệnh viêm họng có thể phòng ngừa tốt nếu bạn tuân thủ theo một số lời khuyên sau đây:
Rửa tay thường xuyên để ngăn chặn lây lan của virus và vi khuẩn.
Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc cần có biện pháp bảo vệ tốt.
Tránh hút thuốc và tránh môi trường có khói thuốc lá.
Giữ ẩm không khí trong nhà, đặc biệt trong mùa đông theo hướng dẫn từ những người có chuyên môn.
Tránh la hét hoặc nói quá nhiều để bảo vệ cơ họng.
Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm họng, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin về Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tại:
Hà Nội: Số 7 ngõ 8/11 đường Lê Quang đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hồ Chí Minh: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch làm việc: 8h00 đến 17h30 các ngày Thứ 2 - Chủ nhật.
Điện thoại liên hệ: 0888 598 102, 0888 698 102.
Website: https://quandan102.com/
Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024
lượt xem: 57 | lượt tải:33Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
lượt xem: 38 | lượt tải:27Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029
lượt xem: 391 | lượt tải:196