Các cá nhân nhận Giải Nhất, Nhì, Ba cuộc thi viết chủ đề “Bù Đăng 50 năm xây dựng và phát triển”.
Trước đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bù Đăng đã đã phát động cuộc thi viết chủ đề “Bù Đăng 50 năm xây dựng và phát triển” theo Kế hoạch 46-KH/BTGHU, ngày 30/5/2024 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng. Sau khi phát động, hầu hết các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy đều triển khai, hưởng ứng cuộc thi. Kết quả, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã nhận được 987 tác phẩm dự thi. Điều đặc biệt là có 05 tác phẩm dự thi mà hiện tại các tác giả này không là công dân Bù Đăng, họ đã từng sống, làm việc tại Bù Đăng, xem Bù Đăng là quê hương thứ hai, hoài niệm bằng những cảm xúc dạt dào, hoặc là người lần đầu đến với Bù Đăng cũng nói lên tiếng lòng của họ với Bù Đăng thân yêu.
Ban tổ chức Giải ghi nhận từ Giải lần này là phần lớn tác phẩm dự thi đều được các tác giả đầu tư công phu về nội dung, hình thức cũng như hình ảnh sưu tầm phong phú, một số tác phẩm có nội dung rất xúc động thể hiện được tình cảm, sự yêu mến và hiểu biết rất sâu rộng của tác giả đối với vùng đất, con người Bù Đăng sau 50 năm giải phóng. Một số ý tưởng, giải pháp trong tương lai rất thực tế, khả thi có thể đề xuất địa phương tiếp thu nghiên cứu và triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Đồng chí Lê Văn Ngọc - UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy trao 02 Giải tập thể cuộc thi viết chủ đề “Bù Đăng 50 năm xây dựng và phát triển”.
Trong 987 tác phẩm dự thi, Ban tổ chức Giải đã chọn được 02 tập thể (01 giải Ba đối với tập thể chi bộ trường THPT Lê Quý Đôn, 01 giải đặc cáchcho tập thể Liên đoàn Lao động huyện Bù Đăng) và 15 giải cá nhân gồm 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.
Các cá nhân nhận Giải Khuyến khích cuộc thi viết chủ đề “Bù Đăng 50 năm xây dựng và phát triển”.
Trong 15 giải cá nhân được trao thưởng có 02 tác phẩm đạt Giải được đánh giá cao, đối với tác phẩm đạt Giải nhất: “Bù Đăng - Quê tôi trên đà phát triển” của một cán bộ hưu trí, Chi bộ 3, Đảng bộ xã Minh Hưng có đề xuất giải pháp khả thi: “Tác phẩm đã khác họa bức tranh của Bù Đăng những năm 1976 - 1990 thật sinh động và đầy cảm xúc. Những kỷ niệm khó phai của người con Bù Đăng rất mộc mạc và chân thật, thật đến nỗi hiện về ký ức của mỗi người khi đọc nó. Một số giải pháp thật hay, thiết thực và khả thi như: nghiên cứu chế biến nước giải khát từ điều và trái cây trên địa bàn; nghiên cứu đóng gói lá nhíp, đọt mây, rượu cần gửi vào siêu thị, bách hoá xanh, cửa hàng tiện lợi, các quầy trưng bày tại khu du lịch ở Bù Đăng;… Hình thành làng dệt thổ cẩm, dệt trang phục hiện đại nhưng hoa văn truyền thống (khăn, cà vạt, túi đeo…) rẻ, tiện lợi, dễ bán… Đề xuất các ngành liên quan như Phòng Nông nghiệp, Hội Nông dân, Phòng Văn hóa, Kinh tế - Hạ tầng cần nghiên cứu các giải pháp trên”.
Các tác giả đạt Giải chụp hình lưu niệm cùng với các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thường trực Huyện ủy và Ban Tuyên giáo Huyện ủy.
Và tác phẩm đạt Giải Nhì “Bù Đăng ngày nay, góc nhìn người con gái M’nông” của cô Điểu Thị Hồng Lắm - Trường MG Hoa Hồng - Đăk Nhau, được nhận xét: Với góc nhìn của cô gái M’nông, Bù Đăng có nhiều thay đổi, phát triển thật ấm áp, hiền hòa, tươi sáng và rất tích cực. Giọng kể chân thật, sinh động và đầy cảm xúc từ lúc khó khăn đến khi phát triển cụ thể, có minh chứng. Giải pháp cô gái đưa ra rất gần gũi với đồng bào dân tộc thiểu số, khả thi. Bù Đăng rất cần những người có suy nghĩ, ý tưởng cũng như sự tích cực đóng góp cho quê hương như tác giả.
Mong rằng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bù Đăng nghiên cứu thành công từ tổ chức Giải lần này, trong thời gian tới có hình thức tổ chức Giải phù hợp nhằm khuyến khích, động viên các tác giả chuyên và không chuyên tiếp tục viết về mãnh đất - quê hương Bù Đăng đang trên đà phát triển.