Trao đổi với Dân trí, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA), cho biết mới đây VTCA đã có văn bản gửi Bộ Tài chính tham gia ý kiến về dự thảo Nghị định Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2023.
Bên cạnh đó, đơn vị này đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội để tiếp tục áp dụng biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng (giảm thuế suất từ 10% xuống 8%), áp dụng cả năm 2023.
Theo bà Cúc, VTCA nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội đánh giá rất cao tính hiệu quả của các gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, đặc biệt là giải pháp giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng.
VTCA đề nghị Nhà nước tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các khó khăn kinh tế, tài chính trong năm 2023 mà dự kiến sẽ còn khó khăn hơn năm 2022, nhằm duy trì đà tăng trưởng và phục hồi sau đại dịch Covid-19.
VTCA đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội để tiếp tục áp dụng biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng thêm 2% (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo khảo sát, điều tra hơn 12.000 doanh nghiệp trong 63 tỉnh, thành phố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dịch bệnh đã làm đứt gãy chuỗi sản xuất, tác động nhiều mặt tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn về vốn, nhân sự, thị trường… và sự lạc quan của doanh nghiệp cũng giảm đi nhiều.Trao đổi với Dân trí, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính đồng tình với đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng về mức 8% hỗ trợ doanh nghiệp. Theo ông, chính sách giảm thuế năm qua đã phát huy tốt vai trò, hỗ trợ nhiều người dân, doanh nghiệp. Chuyên gia cho rằng tình hình trước mắt còn nhiều thách thức, do đó những gói hỗ trợ nào đã phát huy hiệu quả tốt và vẫn còn cần thiết nên được nghiên cứu để tiếp tục triển khai hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới.
Ông cho rằng việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng với những mặt hàng có thuế suất 10% đã làm giảm giá bán của hàng hóa trên thị trường, qua đó làm tăng sức chi tiêu, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất.
"Giảm VAT cũng làm giảm giá hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Như vậy, chính sách này có tác động kép, vừa kích thích tăng trưởng sản xuất, vừa ổn định kinh tế vĩ mô", ông Đinh Trọng Thịnh nói.
Theo Bộ Tài chính, tổng số thuế miễn, giảm trong năm 2022 ước khoảng 50.200 tỷ đồng, bằng 78,4% số dự kiến khi xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế (64.000 tỷ đồng). Trong đó, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% khoảng 38.900 tỷ đồng.
Ý kiến bạn đọc
Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024
lượt xem: 50 | lượt tải:16Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024
lượt xem: 252 | lượt tải:90Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
lượt xem: 216 | lượt tải:65