Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thứ tư - 03/07/2024 07:56 48 0
Ngày 03/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
 
Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng (nguồn: Internet)

Theo đó, mục đích kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 29/NQ-CP; tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, tạo sự chuyển bến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ đảng viên đối với vai trò, tầm quan trọng của rừng, qua đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích; đa dạng hóa các loại hình tổ chức, hợp tác, chia sẻ lợi ích trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn, huy động các nguồn lực hợp pháp để phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, đảm bảo thực hiện đạt được mục tiêu ngành lâm nghiệp; đồng thời, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

Yêu cầu các ngành, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hàng tháng, quý, năm để triển khai thực hiện.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cần tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuần tra bảo vệ rừng, đã kịp thời ngăn chặn
các vụ săn bắt các động vật hoang dã bằng bẫy
 
1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững: Quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bộ, đảng viên, cộng đồng, tổ chức và Nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 13-CT/TW và Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư.

Các cơ quan, đơn vị truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên tuyền các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, về công quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững trên nền tảng số, hệ thống thông tin cơ sở; xây dựng các tin, bài, phóng sự chuyên đề, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng,.. Đồng thời lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bảo vệ, phát triển rừng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế,chính sách về lâm nghiệp: Rà soát, hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách của tỉnh về lâm nghiệp phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng bền vững. Quản lý hiệu quả diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất đã được xác lập; khuyến khích, thu hút hiệu quả sự tham gia của người dân, doanh nhiệp, các nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt đôạng quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

3. Phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh đảm bảo theo dúng định hướng, mục tiêu tổng quát Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến măm 2050 và Kế hoạch hành động số 299/KH/UBND ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến ăm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình phước; các chương trình, đề án trọng điểm của ngành lâm nghiệp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Tiếp tục phát triển mới, nhân rộng một số mô hình kinh tế nông-lâm-nghư nghiệp kết hợp, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, vừa pahst huy tiềm năng, gái trị tài nguyên của rừng. Quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp (chọn, tạo giống…) gắn với nâng cao chất lượng, năng suất rừng trồng; giải quyết kịp thời các vấn đề an sinh xã hội cho lao động ngành sản xuất, chế biến lâm sản.

4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, nội dung của quy hoạch lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh và một số đề án trọng điểm: Các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với mục tiêu quốc phòng, bảo đảm ổn định dân cư, nhất là các khu vực biên giới giáp ranh với nước bạn Campuchia.

Quản lý chặt chẽ việc thực hiện giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xử lý nghiêm, kịp thời vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, nhất là các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, mua, bán vận chuyển lâm sản, săn, bắn động, thực vật hoang dã trái pháp luật.

5. Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp phù hợp với các quy định của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương. Chú trọng thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan, cán bộ, đảng viên trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm đối với  các vụ phá rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép phức tạp, nghiêm trọng thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý hoặc để cho các tổ chức, cá nhân, cấp dưới vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

6. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp: 
Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Quan tâm giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; xử lý triệt để những tồn đọng, tranh chấp về đất có nguồn gốc từ lâm trường, công ty lâm nghiệp; quản lý chặt chẽ tình trạng di dân tự do cả nơi đi và nơi đến trên địa bàn tỉnh.

7. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số; chủ động nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về lâm nghiệp: Thực hiện chuyển đổi số trong theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; truy xuất nguồn gốc lâm sản, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển rùng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp; tiếp cận và tham gai thị trường các-bon rừng, cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu được từ hoạt động tăng cường hấp thụ khí nhà kính trong lâm nghiệp.

Tăng cường đối thoại, hợp tác, trao đổi thông tin với nước bạn Campuchia trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng khu vực biên giới; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép gỗ, lâm sản ngoài gỗ, động vật hoang dã qua biên giới. Chủ động thu hút, vận động các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tiếp cận thị trường thương mại các-bon rừng; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) theo hướng tăng cường cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện kế hoạch; xử lý hoạch báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kê hoạch.

 Các ban, sở, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan, theo cức năng nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ sơ, tổng kết đánh kết quả thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đề nghị các cấp ủy đảng, Mặt trận và các hội đoàn thể có chương trình, kế hoạch cụ thể tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện.

Tác giả: Hồng Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

118-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 179 | lượt tải:92

1383-CV/BTGTU

V/v tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền

lượt xem: 1329 | lượt tải:1171

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 341 | lượt tải:168
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay13,574
  • Tổng lượt truy cập10,028,799
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây