Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thứ ba - 21/01/2025 03:44 28 0
Ngày 17/01/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
 
Ảnh minh họa
 
Mục đích tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống tác hại của rượu bia nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân viên trong các cơ quan, tổ chức, học sinh, sinh viên ở các trường học trên địa bàn tỉnh Bình Phước về tác hại do của rượu bia gây ra, từ đó thay đổi hành vi về sử dụng rượu bia, giảm dần tỷ lệ sử dụng rượu bia, giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tật, tử vong và các hệ lụy kèm theo do sử dụng của rượu, bia gây ra.

Mục tiêu đến năm 2030, có 90% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia;  100% người điều khiển phương tiện giao thông được truyền thông, phổ biến quy định của pháp luật về việc không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; 100% cơ sở giáo dục thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên; 95% cơ sở kinh doanh rượu, bia; 90% hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công được truyền thông, hướng dẫn các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định pháp luật khác có liên quan; 100% báo in, báo điện tử, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, huyện và hệ thống đài truyền thanh cấp xã đăng tải, phát thanh tin, bài về phòng, chống tác hại của rượu, bia hằng tháng.

Nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; huy động sự ủng hộ, tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể về công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho người tham gia công tác truyền thông phòng chống tác hại của rượu, bia cho các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, xí nghiệp từ tỉnh đến địa phương.

 Triển khai các hình thức truyền thông hiệu quả, phù hợp: thường xuyên tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia dưới nhiều hình thức thông qua đội tuyên truyền lưu động; truyền thông gắn với các cuộc thi; các hoạt động, sự kiện y tế, văn hóa, thể thao và du lịch; trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, cổng, trang thông tin điện tử, điện thoại di động.

Thường xuyên phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về Luật phòng chống tác hại của rượu, bia và tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe cộng đồng qua hoạt động truyền thông trực tiếp; kết hợp truyền thông đại chúng và các loại hình truyền thông khác nhằm thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tác hại của rượu, bia đến cộng đồng; tổ chức truyền thông định kỳ qua hệ thống loa truyền thanh của địa phương.

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thông tin truyền thông, giáo dục, truyền thông về rượu, bia và phòng chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị:

Sở Y tế là cơ quan thường trực của chương trình truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước triển khai kế hoạch; tổ chức hội nghị triển khai Luật phòng chống tác hại của rượu, bia; tổ chức lớp tập huấn kiến thức tuyên truyền về tác hại của rượu, bia nhằm nâng cao nhận thức các hộ kinh doanh rượu, bia, chế biến rượu; truyền thông khuyến cáo người dân và cộng đồng về tác hại của rượu, bia, các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia và các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.  

Phối hợp với các địa phương kiểm soát tốt hoạt động quảng cáo rượu, bia; quản lý các hoạt động quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị giới thiệu sản phẩm, thực phẩm bảo đảm thông tin quảng cáo chính xác, trung thực, khách quan theo đúng nội dung đã được phê duyệt.

Sở Công thương: tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát điều kiện kinh doanh rượu, bia; phối hợp thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất theo phân cấp quản lý nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các địa điểm kinh doanh, chế biến, sản xuất rượu bia, giả kém chất lượng, không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường; công khai hình thức xử lý đối với trường hợp vi phạm trên các phương tiện truyền thông đại chúng; hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng.

 Phối hợp với Sở Y tế và Đài Phát thanh - Truyền hình và báo Bình Phước thực hiện phóng sự về phòng ngừa ngộ độc rượu do sử dụng rượu chứa Methanol vượt mức cho phép, rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm rượu, bia thuộc thuộc lĩnh vực quản lý.

Công an tỉnh: tăng cường các biện pháp tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện cơ giới. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân kiến thức, pháp luật liên quan đến quy định về nồng độ cồn trong khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện cơ giới, các chế tài xử phạt và vận động người dân tuân thủ quy định của Pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương và các địa phương kiểm tra, rà soát các thông tin xuất bản và hướng dẫn các cơ quan báo chí thực hiện hoạt động quảng cáo rượu, bia trên phương tiện thông tin đại chúng, bảo đảm thông tin quảng cáo chính xác, trung thực, khách quan theo đúng nội dung đã được phê duyệt tránh gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng xấu trong xã hội.

Phối hợp Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước tổ chức cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, đơn vị, trường học, trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức người lao động, học sinh, sinh viên, người dân về tác hại của rượu, bia.

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước: tuyên truyền lồng ghép Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong các chương trình, chuyên mục trên 4 loại hình báo chí và các hạ tầng số; kịp thời đưa tin phản ánh các trường hợp vi phạm kinh doanh các sản phẩm rượu, bia giả nhằm cảnh báo cho cộng đồng. Qua đó định hướng, nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh rượu, bia và người tiêu dùng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia…

Sở Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên phù hợp với từng lứa tuổi. Phối hợp với ngành Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác kiểm tra, giám sát quy định cấm uống và bán rượu, bia trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giao thông vận tải; Tài chính; Cục quản lý thị trường theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện hiệu quả “Đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức thành viên: tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân; giám sát việc thực hiện công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia của các cơ quan, tổ chức cùng cấp và cá nhân trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Thực hiện biện pháp tăng cường quản lý và bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công trên địa bàn quản lý; hướng dẫn các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích lợi nhuận bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm; kiểm tra chất lượng rượu thủ công được sản xuất, lưu hành trên địa bàn.

Tổ chức, vận động, hướng dẫn và phát huy vai trò của tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.  Áp dụng biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em có cha, mẹ nghiện rượu, bia theo quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.

Chi tiết xem file đính kèm.

Tác giả: Hồng Dương (TH)

 Tags: Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

141-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

lượt xem: 86 | lượt tải:29

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 121 | lượt tải:19

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 250 | lượt tải:66
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay35,618
  • Tổng lượt truy cập18,203,705
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây