Nét văn hoá trong cái tết đặc biệt

Thứ bảy - 18/09/2021 10:50 1.292 0

 

Những ngày Tết Nguyên đán cổ truyền đối với mọi người dân đất Việt, luôn là dịp quan trọng nhất trong một năm để sum họp, đoàn viên giữa các thành viên trong gia đình, giữa các thế hệ ông bà, bố mẹ và con cháu; giữa người ở nhà với người quanh năm phải mưu sinh ở phương xa. Ðó còn là dịp thiêng liêng để các thế hệ sau kết nối, tri ân, nhớ về tổ tiên, dòng tộc của mình thông qua mâm cơm cúng tất niên chiều 30 Tết.
Nhưng những diễn biến rất phức tạp và khó lường của dịch Covid-19 ngay những ngày cận Tết, khiến nhiều gia đình đã phải dừng kế hoạch về quê đón Tết cùng người thân; các kế hoạch du Xuân, vui chơi trong dịp Tết của nhiều gia đình khác cũng đã phải thay đổi. Hàng chục nghìn công nhân ở các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố lớn không thể về quê mà phải đón Tết xa quê. Cùng với nỗ lực khoanh vùng, dập dịch của Chính phủ và các cơ quan chức năng, mỗi cá nhân đã phải thực hiện trách nhiệm công dân của mình, từ bỏ một số thói quen trong dịp Tết bằng việc hạn chế di chuyển, không tập trung đông người và tuân thủ các biện pháp y tế phòng dịch.
 
Tết Nguyên đán Tân sửu 2021: vui xuân an toàn
 
Trong dòng chảy hối hả của đời sống xã hội công nghiệp với nhiều áp lực, dịp Tết cổ truyền là lúc mỗi người dành cho mình khoảng lặng cần thiết để sống chậm lại một chút, để thấm thía về những giá trị bất biến. Và khi những hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, các chương trình bắn pháo hoa thời khắc Giao thừa bị hủy bỏ và các chuyến du Xuân đón Tết của mỗi gia đình phải hoãn lại vì lý do an toàn, thì cũng là lúc chúng ta có thêm quỹ thời gian dành cho gia đình và người thân. Và trong bối cảnh "chống dịch như chống giặc", những suy nghĩ theo thói quen lâu nay của nhiều người hóa ra đã có sự thay đổi. Dịp này đã phát huy tinh thần xã hội số, thăm hỏi, chúc Tết nhau qua điện thoại, tin nhắn, e-mail. Công nghệ viễn thông trên nền tảng số với những hình thức liên lạc như: Facetime, Zalo, Messenger, Viber, Video Calls… đã giúp cho khoảng cách về không gian bị xóa nhòa đối với những người không thể sum họp trong dịp Tết này vì những lý do bất khả kháng. Và không có ai bị "hoàn toàn mất Tết" cho dù người đó đang ở trong khu cách ly chống dịch, vì những hình ảnh động hẳn hoi của việc ăn Tết, quang cảnh ngày Tết và sự sum họp đầm ấm của nhiều gia đình đã được kết nối với những thành viên còn bận việc, dù họ ở bất cứ đâu trên dải đất hình chữ S.
Chúng ta đã có thành tích rất đáng tự hào khi khống chế và đẩy lùi hai đợt sóng đại dịch Covid-19 trong năm Canh Tý. Việt Nam đã chứng tỏ với thế giới là một đất nước đoàn kết và có ý thức kỷ luật, mỗi công dân đều biết tôn trọng quy tắc phòng dịch. Trong cái Tết đặc biệt Tân Sửu năm nay, không đi chúc Tết cũng là một nét văn hóa! Và rồi trong những ngày tháng Giêng này, hạn chế đi lễ chùa, hoặc hạn chế tham gia lễ hội dân gian truyền thống (các địa phương đã quyết định không tổ chức lễ khai hội) cũng là một nét văn hóa. Nét văn hóa của những người biết dẹp đi sự vô tâm, hời hợt và thói ích kỷ, để có trách nhiệm về sự an toàn của cộng đồng. Mong rằng mỗi người tiếp tục giữ tinh thần hợp sức, chủ động, bình tĩnh, trách nhiệm và đoàn kết để cùng nhau vượt qua mọi thử thách, khống chế và đẩy lùi đại dịch Covid-19.
L. Hùng (TH)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay48,698
  • Tổng lượt truy cập17,021,587
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây