Xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật ở Bù Đăng

Thứ tư - 24/05/2023 05:20 1.454 0
Bù Đăng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Phước, có diện tích tự nhiên là 1.503 km2, dân số hơn 143 ngàn người, với 34 dân tộc anh em ở mọi miền Tổ quốc về đây sinh sống (dân tộc thiểu số khoảng 47.200 người, chiếm 37,28%). Các dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, đồng thời do sự hội tụ, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau đã tạo nên đời sống văn hóa tinh thần đa dạng và phong phú. Điều đó đã góp phần tạo nên sự thống nhất, đa dạng của nền văn hoá cả nước nói chung và của huyện nói riêng. Mặt khác, huyện Bù Đăng vốn là vùng căn cứ địa cách mạng, đã tạo nên lợi thế vừa phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, vừa phát huy các mặt thuận lợi khác trong giai đoạn cách mạng mới để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của huyện.

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, những năm qua, việc lãnh đạo, quản lý văn học, văn nghệ ngày càng được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể huyện Bù Đăng chú trọng đổi mới và đã tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống. Hội Văn học nghệ thuật huyện được thành lập năm 2013, đến nay Hội đã phát triển được 90 hội viên tham gia hoạt động văn học, nghệ thuật tại các chi hội, thơ, nhạc, văn học, nhiếp ảnh, mỹ thuật, biểu diễn; đã tổ chức được 06 đêm thơ nhạc, vào các dịp Nguyên tiêu hàng năm, kỷ niệm ngày thơ Việt Nam, qua hoạt động trên đã thu hút được nhiều hội viên tham gia, vận động hội viên tích cực sáng tác các tác phẩm mới. Hàng năm các chi hội và hội viên đều tham gia các chương trình văn nghệ tại địa phương, qua đó đã phát huy được vai trò của hội văn học, nghệ thuật trong các hoạt động của địa phương.

 
https://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/uploads/news/2023_03/image-20230316142736-1.png
Tiết mục biểu diễn tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW ở huyện Bù Đăng

 Hàng năm Hội viên sáng tác khoảng 100 tác phẩm thơ, nhạc, văn xuôi, hội họa, có khoảng 30 tác phẩm của các hội viên được đăng tải trên các tạp chí văn học nghệ thuật của tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước và Tạp chí Văn nghệ tại các tỉnh Quảng Trị, An Giang, Bình Dương, TP HCM... Trong những năm qua Hội Văn học - Nghệ thuật huyện Bù Đăng đã phát động trong hội viên sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa - tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Nhiều hội viên đạt được giải cao tại các cuộc thi của Trung ương, của tỉnh và các tỉnh thành khác như đạt 01 giải nhất cuộc thi do Trung ương Đoàn phát động; 01 giải ba do Hội đồng đội Trung ương phát động… Hội đã xuất bản 01 tạp chí văn học bao gồm các tác phẩm của hội viên trong huyện sáng tác; In ấn các tác phẩm thành cuốn để lưu hành nội bộ. Có 01 hội viên được nhà xuất bản có uy tín xuất bản tập thơ.

 
https://tinhuybinhphuoc.vn/uploads/news/2023_03/image_5.png
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Tiến Điền phát biểu
tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW ở huyện Bù Đăng

Hiện nay trên địa bàn huyện có 13 đội biểu diễn cồng chiêng ở các xã, thị trấn với khoảng 100 nghệ nhân. Đàn tính hát then là di sản văn hoá cũng được người dân địa phương lưu giữ và phát huy, các câu lạc bộ đàn tính, hát then tại các xã Phước Sơn, Thống Nhất, Đăng Hà thường xuyên tổ chức giao lưu, biểu diễn, truyền dạy cho thế hệ trẻ về di sản văn hoá. Hoàn thành đề án về xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, trong đó có văn học, nghệ thuật. Phân công cán bộ kiêm nhiệm phụ trách văn học, nghệ thuật; tiếp tục tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động văn học, nghệ thuật ngày càng phát triển; Bố trí hoạt động thư viện huyện, Khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo được Nhà nước đầu tư xây dựng, tu bổ khang trang, các Nhà văn hóa cộng đồng làm địa điểm sinh hoạt và sáng tác. Xây dựng đề án “Sưu tập, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mang bản sắc của các dân tộc trên địa bàn toàn huyện”; đề án phục dựng một số lễ hội tại các địa phương. Duy trì phát thanh tiếng S’tiêng nhằm giữ gìn, phát huy ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Thành lập giải thưởng văn học nghệ thuật “Xuân Hồng” định kỳ 2 năm/lần nhằm tập hợp đội ngũ sáng tác trong và ngoài huyện viết về vùng đất, con người Bù Đăng. Tăng cường công tác kiểm tra nhằm ngăn chặn, xử lý các hoạt động sáng tác, truyền bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật có nội dung tư tưởng đi ngược lại đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn học nghệ thuật, UBND huyện đã thành lập đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội, kiểm tra thường xuyên các hoạt động văn hoá nghệ thuật từ 5 đến 7 đợt, qua đó kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật. Qua các đợt kiểm tra đã lập biên bản xử lý 120 lượt cơ sở vi phạm, trong đó phạt cảnh cáo 45 cơ sở, phạt tiền 75 cơ sở dịch vụ văn hóa với tổng số tiền phạt là 113 triệu đồng; tiêu hủy 12.000 đĩa hình không nhãn mác, 300 băng cassete không rõ nguồn gốc, 12 máy trò chơi “bắn cá” có khuynh hướng ăn – thua theo dưới hình thức đánh bạc trá hình.

Huyện Bù Đăng đã tổ chức từ 6 đến 8 chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật mỗi năm, góp phần nâng cao ý thức của Nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, qua đó văn hóa nghệ thuật truyền thống được quan tâm bảo tồn và phát huy, việc tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan như: Liên hoan văn hoá dân tộc thiểu số, hội diễn văn nghệ quần chúng, Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng, hội thi giọng hát hay; Nguyên tiêu, giới thiệu tác giả, tác phẩm và các phong trào văn nghệ do các địa phương, đơn vị phối hợp tổ chức…Các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn phục vụ nhân dân được quan tâm, kịp thời tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nhìn chung, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 23 - NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới, các cấp ủy đảng có nhiều cố gắng theo sát thực tiễn văn học, nghệ thuật, nâng cao năng lực lãnh đạo và tìm tòi các phương thức chỉ đạo phù hợp, thiết thực. Sự chuyển biến nhận thức và hành động của các ngành, các cơ quan, đơn vị và Nhân dân đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương; bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người trong tình hình mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương được gìn giữ và phát huy; đã hạn chế và ngăn chặn được những hủ tục lạc hậu, các tệ nạn như ma tuý, mại dâm, những hành vi gây mất trật tự xã hội. Việc tôn tạo các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, giáo dục tuyên truyền yêu nước, lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương được quan tâm, thể hiện sự đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương Bù Đăng ngày càng giàu đẹp.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay66,223
  • Tổng lượt truy cập17,039,112
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây