Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023: Nhiều thách thức để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thứ hai - 26/06/2023 23:13 36.292 0
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực: Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch đều tăng; thu hút vốn đầu tư nước ngoài có nhiều khởi sắc; lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện; hoạt động chăm lo cho các đối tượng chính sách, khó khăn, người nghèo, người lao động được triển khai kịp thời, hiệu quả...
 
Một góc khu công nghiệp Minh Hưng – Chơn Thành

Tuy nhiên một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khó đạt mức dự kiến của kế hoạch năm 2023, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,27%; thu nhập bình quân đầu người đạt 43,2 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh là 5.449 tỷ đồng, đạt 37% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 34% dự toán HĐND tỉnh thông qua, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 784 triệu 400 ngàn USD, giảm 8,65% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 43% kế hoạch năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 14.780 tỷ đồng, tăng 17,13% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 42,23% kế hoạch năm…. Diễn biến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023, tiếp tục gây áp lực lớn trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân cả năm 2023.
 
Nguyên nhân do trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đối mặt với khó khăn, thách thức: Thu ngân sách đạt thấp, nhất là thu đấu giá quyền sử dụng đất có khó khăn, do thị trường bất động sản trầm lắng; công tác giải phóng mặt bằng các dự án đấu giá quyền sử dụng đất chưa đảm bảo nên chậm đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất. Công tác giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước đạt thấp 34%, trong đó vốn ngân sách trung ương đạt 29,6%. Riêng vốn 03 Chương trình mục tiêu quốc gia đạt rất thấp 12,4% kế hoạch năm. Công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế chậm. Tổng kim ngạch xuất khẩu 06 tháng đầu năm của tỉnh giảm, nhất là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hạt điều nhân, mủ cao su, giày dép các loại. Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về vốn, đơn đặt hàng giảm, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp; một bộ phận công nhân lao động ở các khu công nghiệp giảm giờ làm, ảnh hưởng đến thu nhập.

Dự báo 6 tháng cuối năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều thách thức, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân cho cả năm 2023 là rất khó khăn. Do tình hình thế giới thời gian tới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng nặng nề trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục chịu “tác động kép” từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm. Khó khăn, thách thức còn rất lớn, phải thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao; vừa phải tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài và kịp thời ứng phó với những vấn đề cấp bách, mới phát sinh.

Bối cảnh đó, đòi hỏi các cấp, các ngành phải nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, khắc phục những hạn chế, bất cập; phát huy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo các Nghị quyết, Kết luận của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh:

Một là, Tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch theo chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30/9/2021 của Tỉnh ủy. Ban hành Đề án tái cơ cấu toàn diện phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án Quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Hai là, Tập trung quyết liệt công tác thu ngân sách; thực hiện có hiệu quả các biện pháp tăng cường quản lý, chống thất thu ngân sách. Thực hiện đúng quy định các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo nguồn thu theo dự toán đề ra. Tổ chức điều hành chi ngân sách năm 2023 theo dự toán chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các công trình trọng điểm.

Ba là, Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, nhất là chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước gói 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Bốn là, Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thủ tục đầu tư đối với các công trình trọng điểm của tỉnh như: Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn 7 km qua địa bàn thị xã Chơn Thành tỉnh Bình Phước; Đường Đồng Phú - Bình Dương. Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ rà soát đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tập trung tháo gỡ những vướng mắc về công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB dự án, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tối thiểu 95% kế hoạch; đồng thời chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư và khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Năm là, Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tăng cường nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại giữa các ngành và nội bộ ngành. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn.

Sáu là, Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết kiến nghị và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng cường tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp; phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ phản ứng nhanh và Tổ rà soát quản lý, sử dụng đất đai để đảm bảo đúng quy định pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ, chủ động phương án ứng phó, phòng, chống, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh phát sinh; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; đẩy mạnh phát triển, khai thác thị trường truyền thống, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu...

Tác giả: Thành Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 174 | lượt tải:73

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 141 | lượt tải:51

118-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 554 | lượt tải:267
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập189
  • Hôm nay43,634
  • Tổng lượt truy cập13,518,095
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây