Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phướchttp://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/uploads/logo-btg.png
Thứ năm - 13/04/2023 21:531.9720
Cùng với gia đình thì trường học là môi trường nuôi dưỡng nhân cách, giá trị sống và văn hóa sống của mỗi người, vì vậy nhà trường phải là nơi có môi trường giáo dục, an toàn, lành mạnh nhất
Cùng với gia đình thì trường học là môi trường nuôi dưỡng nhân cách, giá trị sống và văn hóa sống của mỗi người, vì vậy nhà trường phải là nơi có môi trường giáo dục, an toàn, lành mạnh nhất. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng một số học sinh tụ tập, đánh nhau và quay trên mạng xã hội tại huyện Đồng Phú và Thị xã Phước Long, trong các clip này, không chỉ hai học sinh đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn, mà cả một nhóm học sinh xông vào đánh, đấm, giẫm đạp lên người, lên đầu, thậm chí dùng cả gậy, mũ bảo hiểm đánh bạn một cách tàn nhẫn, nạn nhân chỉ biết van xin, không thể phản kháng, trong khi đó rất nhiều bạn bè đứng xung quanh nhìn nhưng không có hành động gì để can ngăn, thậm chí còn cổ vũ, đáng lưu ý hiện tượng bạo lực hiện nay không chỉ diễn ra trong nam sinh mà còn lan sang cả nữ sinh.
Những vụ việc trên là hồi chuông cảnh báo về tình tạng bạo lực học đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Khi những clip được tung lên mạng xã hội, nhiều người không khỏi xót xa, phẫn nộ trước tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng về tinh thần, tâm lý bất an cho học sinh, phụ huynh và cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng học sinh bậc THPT sử dụng thuốc lá (thuốc lá điện tử) có xu hướng gia tăng, điều này gây ảnh hưởng xấu đến dư luận nhân dân, tâm lý của học sinh và phụ huynh trên địa bàn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, tuy nhiên hiện nay chưa có biện pháp nào có thể giải quyết triệt để không tái diễn tình trạng trên và để chủ động bảo vệ học sinh và phòng chống bạo lực trong học đường, ngày 28/3/2023 Sở giáo dục - Đào tạo Bình Phước đã có công văn số 868- SGDĐT-GDTrH về việc tăng cường các hoạt động phòng chống bạo lực học đường và phòng chống ma túy, chất gây nghiện trong trường học. Ben cạnh đó, để hạn chế tình trạng bạo lực trong trường học thì nhà trường, gia đình và xã hội cũng cần tiếp tục triển khai và thực hiện thường xuyên các giải pháp sau: Đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo Cần tăng cường các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, học viên, qua đó thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức của các em học sinh về hành động, hậu quả của hành động bạo lực. Với những học sinh cá biệt, có biểu hiện “đầu gấu” thì phải khoanh vùng, phối hợp cùng gia đình uốn nắn, đưa các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi lành mạnh để học sinh có hứng thú với các sinh hoạt tập thể, gắn bó với trường, lớp, bạn bè. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, kịp thời can thiệp các vụ bạo lực học đường theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Kế hoạch số 848/KH-SGDĐT ngày 08/4/2022, Công văn số 2808/SGDĐT-GDTrH ngày 22/9/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em và tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống thuốc lá trong các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 2632/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2022 và Công văn số 3838/SGDĐT-GDTrH ngày 09/12/2022. Căn cứ các kế hoạch, công văn trên các cơ sở giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu các trường học trên địa bàn tỉnh kết hợp với các tổ chức Đoàn thanh niên đẩy mạnh hơn nửa việc tuyên truyền về tác hại, cách phòng tránh, và hậu quả cũng như hình phạt về bạo lực học đường trong các giờ ra chơi, sinh hoạt trường, lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa về kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực. Đối với giáo viên, cần có sự gần gũi với các em học sinh, phải đi trước 1 bước, phát hiện ra nhưng biểu hiện bất thường của học sinh để cùng với gia đình giúp đỡ các em về tư vấn tâm lý, có hướng giải quyết kịp thời, ngăn chặn bạo lực từ sớm, từ xa. Đối với gia đình Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, giữa nhà trường với chính quyền địa phương và vận động gia đình quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp để kịp thời nắm bắt và có các biện pháp giáo dục các em học sinh khi có các dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại và có nguy cơ sử dụng các chất gây nghiện, thuốc lá... Gia đình, phụ huynh phải luôn theo dõi, động viên khích lệ, giúp các em vuợt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, định hướng cho các em những ngành nghề sẽ theo học trong tương lai, tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động bổ ích do nhà trường tổ chức… Thầy cô và cha mẹ cùng sát sao chỉ bảo, yêu thương, tận tâm đồng hành cùng con trẻ, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, định hướng dẫn dắt hành vi giúp trẻ luôn hướng tới những giá trị chân thiện mỹ thì lúc đó bạo lực học đường sẽ không còn là nỗi đau của gia đình và xã hội.
Đối với học sinh Hạn chế lên mạng xã hội, hạn chế đăng tải thông tin cá nhân, tránh phân biệt giới tính, pân biệt giàu nghèo, tạo mầm mống gây mâu thuẩn và bị bắt nạt trên mạng xã hội. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa về hướng nghiệp, kỹ năng sống, du khảo về nguồn, hoạt động thiện nguyện, trải nghiệm sống để từ đó trang bị cho mình một phong nền kiến thức cơ bản để về xã hội, tri thức, sống có mục đích, lý tưởng, hoài bảo, tránh xa các cám dỗ tiềm ẩn nguy cơ gia tăng tỷ lệ tội phạm ở độ tuổi thiếu niên. Nếu phát hiện ra việc có thể xảy ra bạo lực học đường trong phạm vi khuôn viên nhà trường hay ngoài xã hội cần báo ngay cho thầy cô, gia đình, và những người có trách nhiệm để có hướng giải quyết kịp thời tình trạng có thể xay ra nguy cơ bạo lực học đường.
Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029