Bình Phước giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc

Thứ hai - 12/06/2023 22:40 3.817 0
Bình Phước có đường biên giới dài 258,939 km giáp với nước bạn Campuchia, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ khu vực Tây Nguyên, bên cạnh khu vực kinh tế phát triển năng động nhất cả nước (Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh). Bình Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa; địa phương năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do trình độ dân trí không đồng đều, nên những tập tục lạc hậu chưa hoàn toàn được đẩy lùi trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của người dân vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn đã ảnh hưởng đến việc quản lý, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Bình Phước hiện có 14.033 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, mỹ thuật liên quan đến lịch sử kháng chiến, lĩnh vực dân tộc học, khảo cổ học... được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, trong đó có 01 bảo vật quốc gia là Đàn đá Lộc Hòa. Để góp phần bảo tồn và phát huy tốt giá trị hiện vật, từ năm 2016 đến nay, Bảo tàng tỉnh Bình Phước đã tổ chức và phối hợp với các bảo tàng ngoài tỉnh tổ chức gần 50 đợt trưng bày thu hút gần 65.000 lượt khách, qua đó giới thiệu về vùng đất, con người Bình Phước, nhất là sự hình thành của vùng đất Bình Phước và quá trình lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh cách mạng của quân dân Bình Phước đến với các đoàn khách tham quan, học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh.

 
Lễ hội Miếu Bà Rá
 
Các hoạt động lễ hội của đồng bào các dân tộc được tỉnh Bình Phước quan tâm tổ chức thường xuyên. Hằng năm, ngành văn hóa tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lễ hội cho đồng bào, tạo không khí lành mạnh, vui tươi, thiết thực và bổ ích. Tiêu biểu như các lễ hội: Mừng lúa mới của đồng bào X’tiêng (Lễ đâm trâu), Lễ Senđônta, Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Tết Ramwan của đồng bào Chăm. Các tập tục cưới hỏi, ma chay, thờ cúng... của đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được thực hiện văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạt động nghiên cứu, sưu tầm những câu chuyện kể dân gian, bài hát ru, hát sắc bùa, kèn lá, kèn ống, múa lân, cồng chiêng, làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo sưu tầm, tổng kết thực tiễn để đề xuất chính sách bảo tồn và phát triển. Hàng năm, tổ chức các hoạt động: Liên hoan cồng chiêng, thi hát dân ca và các trò chơi dân gian... các câu lạc bộ đàn tính, hát then thường xuyên tổ chức giao lưu, biểu diễn, truyền dạy cho thế hệ trẻ. Các lễ hội dân gian như lễ hội biểu diễn cồng chiêng, lễ hội té nước cầu mưa, cầu phước, hát múa lâm thôn, lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer được duy trì. Việc tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng lễ hội, chữ viết âm nhạc, nghề dệt thổ cẩm,... của đồng bào dân tộc thiểu số sống lâu đời ở nơi đây được quan tâm. Có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số được triển khai. Một số ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang dần được khôi phục và phát triển, cung cấp sản phẩm độc đáo phục vụ cho các hoạt động giao lưu, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng trong việc phát triển văn hóa là rất cần thiết.

Hàng năm, công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị của các loại hình văn hóa nghệ thuật các dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: về nguồn, giao lưu nhằm giới thiệu các di tích trên địa bàn và giáo dục truyền thống anh hùng, lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, yêu quê hương trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên. Tổ chức tuyên truyền về các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh thông qua hoạt động trưng bày hình ảnh di tích tại các trường học, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh qua giai đoạn 2017 - 2022 đã thu hút hơn 30.000 lượt người tham quan, tìm hiểu; trưng bày hình ảnh di tích tại Lễ đón nhận văn bằng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”, thu hút hơn 1.000 lượt người tham quan; thực hiện trưng bày hình ảnh chuyên đề “Ban Liên hợp quân sự bốn bên - Từ trại Davis đến Nhà Giao tế Lộc Ninh” tại di tích Nhà Giao tế, thu hút hơn 2.000 giáo viên, học sinh và du khách tham quan. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về di tích trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11; Tổ chức thành công cuộc thi “Hành trình di sản Văn hóa tỉnh Bình Phước”  lần thứ I, lần thứ II, lần thứ III. Phối hợp và hỗ trợ các cơ quan, báo chí, truyền hình, trường học thực hiện chương trình, phóng sự về hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh và các hoạt động tại di tích; cung cấp tư liệu, tài liệu, hình ảnh về di tích cho các cơ quan trong công tác bảo tồn, phát huy di tích trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan báo chí tham gia tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các tác giả, tác phẩm, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của tỉnh trên các loại hình báo chí; đã có nhiều tin, bài viết phản ánh đa dạng về văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, có 537 tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác văn học về truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước; 33 tác giả, tác phẩm sáng tác văn học, nghệ thuật được trao giải cấp tỉnh; 35 cá nhân được trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật; đồng thời, tham gia xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong đời sống văn học, nghệ thuật; phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.                                                                                    
Trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi Chỉ thị số 26 của Tỉnh ủy được ban hành về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, nhận thức cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích được nâng lên. Các cấp, các ngành, địa phương
quan tâm tăng cường sự lãnh đạo quản lý đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Các di tích bị xâm hại đều được kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định.


Các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh. Phát huy hơn nữa lợi thế của tỉnh về các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nhằm quảng bá hình ảnh của địa phương với các tỉnh trong nước và bạn bè quốc tế. Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa và các danh lam thắng cảnh trên địa bàn được thực hiện tốt. UBND tỉnh phân công trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát và hướng dẫn công tác quản lý di tích theo quy định. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, dự án xây dựng, sửa chữa, trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích; thường xuyên chỉnh trang cảnh quan tại di tích; bảo vệ an ninh, trật tự, chống mất cắp di vật, cổ vật thuộc di tích; thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ, thiên tai; bảo vệ môi trường và cảnh quan tại các di tích được phân cấp cho địa phương quản lý. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc kiểm kê, bảo vệ, quảng bá và công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích được chú trọng hơn.

Nhìn chung, công tác bảo tồn, phát huy di tích trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa về lịch sử - văn hóa, phục vụ khách tham quan góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động du lịch của địa phương, đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, trở thành điểm tham quan về nguồn, tìm hiểu lịch sử cách mạng của nhân dân, cán bộ, học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh, góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự chủ, lao động sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động về nguồn, đã kết hợp tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá du lịch, giáo dục các giá trị lịch sử, văn hóa giúp người dân và du khách nắm bắt được các thông tin, ý nghĩa của các di tích để nâng cao nhận thức và hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích. Những kết quả đạt được đang là những tiền đề quan trọng để Bình Phước có điều kiện bảo tồn và gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa trong tiến trình hội nhập vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam và thế giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Hôm nay51,871
  • Tổng lượt truy cập17,024,760
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây