Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Thứ sáu - 15/11/2024 22:49 104 0
Ngày 14/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 314-KH/TU triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW, Kết luận số 56-KL/TW, Kết luận số 81- KL/TW. Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của đơn vị, địa phương, đồng thời xác định cụ thể cơ chế, nguồn lực thực hiện sát với tình hình thực tiễn.
 
Toàn cảnh Hội thảo về hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Phước.
 
Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 24-NQ/TW, Kết luận số 56-KL/TW, Kết luận số 81-KL/TW và Kế hoạch này; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; lồng ghép các định hướng về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2030.

Để triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận 81-KL/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm triển khai thực hiện. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Thúc đẩy phát triển, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực, địa phương, ở từng cấp độ. Từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chuyển mạnh sang phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Có chính sách hỗ trợ để thu hút các dự án đầu tư xanh, công nghệ hiện đại, tiên tiến, ít phát thải, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên.

Thường xuyên cập nhật kịch bản, hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, sạt lở đất, lũ quét; thực hiện các giải pháp tổng thể về phòng, chống sụt lún, sạt lở bờ sông. Chú trọng công tác di dời, tái định cư cho người dân ở các khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao. Chủ động bố trí nguồn lực cho các hoạt động khắc phục, tái thiết và phát triển trở lại trạng thái bình thường cho các đối tượng bị ảnh hưởng do thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường gây ra.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, bảo đảm đồng bộ, liên thông đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Tăng cường biện pháp khai hoang, phục hóa, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng có hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát, sỏi lòng sông; thúc đẩy hoạt động khai thác khoáng sản gắn với chế biến sâu. Khai thác, phân phối, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước. Tăng cường trao quyền quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng cho cộng đồng.

Thực hiện tốt việc khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Tập trung nguồn lực để giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp bách về môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư; cải tạo, phục hồi các lưu vực sông, hồ chứa, công trình thủy lợi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Xây dựng đồng bộ hệ thống, hạ tầng phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; phát triển ngành công nghiệp tái chế, đẩy mạnh xử lý kết hợp thu hồi năng lượng, hạn chế chôn lấp, giảm thiểu rác thải nhựa. Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư. Bảo đảm nguồn cung cấp nước sạch cho người dân. Bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên; có biện pháp quản lý hiệu quả đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ…

Tác giả: Hồng Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay48,638
  • Tổng lượt truy cập15,866,923
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây