Sở Y tế chủ động chỉ đạo phòng, chống bạch hầu trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 09/07/2024 23:33 183 0
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính, gây ra bởi một trực khuẩn ái khí, gram dương có tên là Corynebacterium tấn công vào niêm mạc vùng mũi họng, có nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tim, thận và hệ thần kinh, có thể dẫn đến tử vong. Để chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, ngày 09/7/2024, Sở Y tế đã chủ động ban hành văn bản số 4094 /SYT-NV giao Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, giám sát việc triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.
Vì sao nói bạch hầu là bệnh nguy hiểm?
 
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp và có thể bùng thành dịch. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Điều trị kháng sinh đặc hiệu sẽ nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh và chấm dứt sự lây truyền. Bệnh đã có vắc xin và kháng sinh đặc hiệu để phòng và điều trị. Vừa qua, tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 01 ca tử vong do bệnh bạch hầu; tỉnh Bắc Giang ghi nhận 01 ca có kết quả xét nghiệm dương tính với Bạch hầu.

 
Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Nguồn internet.

Giải pháp cụ thể thực hiện phòng, chống bạch hầu trên địa bàn tỉnh:

Đối với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh làm đầu mối, phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ: Chủ động triển khai các hoạt động giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế được ban hành kèm theo tại Quyết định số 3593/QĐ-BYT ngày 18/8/2020.

Rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Thực hiện tiêm bổ sung, tiêm vét ngay khi có vaccine, lưu ý các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực đi lại khó khăn đảm bảo tất cả các trẻ kể cả trẻ vãng lai trên địa bàn đều được tiêm đủ các mũi tiêm cơ bản và nhắc lại, đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% ở tất cả các xã, phường, thị trấn để tránh việc trẻ bị mắc bệnh do tiêm vaccine muộn hoặc không được tiêm vaccine.

Rà soát, đảm bảo công tác hậu cần về vaccine, thuốc điều trị kháng sinh dự phòng, huyết thanh kháng độc tố, hóa chất… để sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ chống dịch.


Đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bệnh bạch hầu, các biện pháp phòng chống để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế trong quá trình điều trị.
 
Tài liệu truyền thông phòng chống bệnh bạch hầu. Nguồn TTXVN.

Thông tin, tuyên truyền cho người dân khuyến cáo phòng, chống bệnh bạch hầu thực hiện tốt việc đi tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định. Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh như đau họng, ho, khó thở, sốt… phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Đau họng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh bạch hầu. Nguồn internet.

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Các cơ sở y tế phối hợp với cơ sở giáo dục tổ chức việc theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên; thường xuyên vệ sinh, thông thoáng lớp học, thông báo kịp thời cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch.

Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị bệnh nhân. Thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu; thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2024. Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế việc chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên khi không cần thiết.

Tác giả: Phong Nhã

 Tags: Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 159 | lượt tải:69

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 117 | lượt tải:48

118-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 537 | lượt tải:259
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay34,574
  • Tổng lượt truy cập13,270,067
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây