Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Thứ sáu - 11/08/2023 04:47 977 0
Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
                                                                                                         
* Xây dựng hình ảnh người Bình Phước nghĩa tình
 
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, tỉnh Bình Phước luôn có vị trí quan trọng về chính trị, quốc phòng - an ninh, nhiều địa danh, di tích lịch sử văn hóa và chiến công vang dội đã đi vào lịch sử dân tộc, trở thành niềm tự hào của Đảng bộ, Nhân dân Bình Phước. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, văn học nghệ thuật, thực hiện hiệu quả về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Sau gần 10 năm lãnh đạo thực hiện thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Bình Phước đã có nhiều chuyển biến, đạt kết quả quan trọng, góp phần quan trọng vào xây dựng, phát triển đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Công tác nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, thực hiện nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, thực hiện hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 33-NQ/TW và Chương trình hành động số 42-CTr/TU, từng bước góp phần đưa Nghị quyết của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trong đó y dựng, quảng bá hình ảnh con người, vùng đất Bình Phước thông qua cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Ngày vì người nghèo”, “Nghĩa tình đồng đội”, “Bếp cơm tình thương”, “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Chia sẻ nỗi đau”, “Kết nối yêu thương”, “Tiếp sức cho em đến trường”, “Mẹ đỡ đầu”, “Nghĩa tình biên giới”, “Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến”,… được các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ, hiệu quả. Nét đẹp văn hóa truyền thống được thể hiện bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, trong từng khu phố, khu dân cư. Đặc biệt là sự sẻ chia, đồng hành và quyết tâm thực hiện tốt các chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 thời gian qua… Đây là những phong trào mang đậm tính nhân văn cao cả, tinh thần đoàn kết nhân ái của con người Bình Phước.

* Đấu tranh, ngăn chặn văn hóa phẩm độc hại

Việc xây dựng môi trường văn hóa, đấu tranh, ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ngày càng nâng lên; các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi. Hàng năm đưa nội dung xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; nếp sống văn minh, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên trở thành một trong những tiêu chỉ để đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng, đảng viên. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng lan tỏa, đi vào chiều sâu được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng, xuất hiện nhiều “gương người tốt, việc tốt”; phong trào hiến đất làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa… đã trở thành điểm sáng ở các khu dân cư, góp phần tô đậm thêm  nét đẹp văn hóa, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc.

Các thiết chế văn hóa ở cơ sở được quan tâm đầu tư, phục vụ nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân; các hội thi, hội diễn được tổ chức hằng năm trở thành hoạt động truyền thống của các khu phố, ấp vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh tỉnh, đất nước. Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao có những chuyển biến rõ rệt; nhiều câu lạc bộ, sân tập thể thao do nhân dân tự xây dựng và đưa vào sử dụng. Hằng năm, trên 98% hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; trên 95% khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa; trên 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo Chỉ thị số 27-CT/TW và Kết luận số 51-KL/TW của Trung ương trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% thôn, ấp, khu phố đã xây dựng được hương ước, quy ước có nội dung lồng ghép thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; góp phần tích cực trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Tính đến tháng 8/2023, tỉnh Bình Phước có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 25 di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đưa vào Danh mục kiểm kê; 45 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận xếp hạng (5 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 12 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 28 di tích được cấp tỉnh), có bảo vật quốc gia Đàn đá Lộc Hòa,… Các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, làng nghề, sản phẩm văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được chú trọng giữ gìn, phục dựng, đầu tư phát triển. Đặc biệt, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các dự án trọng điểm về du lịch như: Khu bảo tồn văn hóa Sóc Bom Bo, Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Tà Thiết), Khu quần thể văn hóa – tâm linh núi Bà Rá...

* Đặt phát triển văn hóa ngang hàng với phát triển kinh tế

 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế: Việc huy động các nguồn lực đầu tư, tài trợ còn thấp; chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế các di sản lịch sử - văn hóa; phong trào xây dựng khu phố, ấp văn hóa, gia đình văn hóa, cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa ở một số địa phương còn mang tính hình thức, hệ thống thiết chế văn hóa chưa đồng bộ; một bộ phận nhân dân có lối sống thực dụng, sống hưởng thụ, xem nhẹ các giá trị cộng đồng, giá trị văn hóa dân tộc; việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, nhất là các điểm vui chơi, giải trí, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; hưởng thụ văn hóa của Nhân dân giữa khu vực đô thị và nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn còn có sự chênh lệch khá cao; đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực văn hoá thiếu và yếu. Công tác sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hiệu quả chưa cao.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW, trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với văn hóa, phát triển văn hóa ngang bằng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong đó, cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

 
 
Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Tiến Điền
phát biểu tham luận tại Hội nghị Văn hóa
 
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
phát biểu chỉ đạo
 tại Hội nghị Văn hóa
 
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, tôn vinh và phát huy giá trị của văn hóa bằng cách đề ra các chính sách thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đưa văn hóa Bình Phước trở thành một điểm sáng trong văn hóa cả nước.

Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực và các hoạt động văn hóa thông tin.  Đây là nội dung hết sức quan trọng trong việc tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với văn hóa. Bằng việc đưa ra các chủ trương, chính sách khuyến khích các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường phổ biến những sản phẩm, nội dung có chất lượng cao, đồng bộ, qua đó tăng cường sự hiểu biết, khả năng hưởng thụ và nhận thức của người dân về văn hóa Bình Phước, tạo nhu cầu hưởng thụ lành mạnh, huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia xây dựng, phát triển văn hóa.
Đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, với 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, Bình Phước có sự đa dạng, phong phú mà ít địa phương có được. Do vậy, cần lựa chọn, chắt lọc, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc S’tiêng, Khơme và một số dân tộc thiểu số khác, gắn kết chặt chẽ việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống với việc khai thác du lịch ở từng địa phương, cơ sở.

Các cấp ủy Đảng cần quan tâm, có chính sách để tôn vinh các giá trị văn hóa, qua đó khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ, nghệ nhân tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh, góp phần tô đậm, quảng bá hình ảnh của Bình Phước.
 
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động, các sự kiện văn hóa phục vụ cộng đồng; ưu tiên các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện phong trào xã hội hóa sự nghiệp văn hóa, thể thao; xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Trung ương, Chương trình hành động số 42-CTr/TU của Tỉnh ủy. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa. Chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa, văn học, nghệ thuật, chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

 

Tác giả: Quang Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 141 | lượt tải:101

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 362 | lượt tải:202

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 238 | lượt tải:118
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay21,183
  • Tổng lượt truy cập8,998,272
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây