Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành tuyên giáo Bình Phước

1. Bản lĩnh chính trị vững vàng.

2. Nói đúng, hay và thuyết phục; viết thạo, tốt và sắc sảo.

3. Phong cách công tác dân chủ, khoa học; thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm.

4. Chủ động tham mưu đúng, dự báo giỏi.

5. Nhân cách trong sáng, tận tụy, yêu nghề.

 1. Bản lĩnh chính trị là kiên định mục tiêu lý tưởng đã lựa chọn, trong bất cứ tình huống nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. 

Cán bộ tuyên giáo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực làm chủ trong mọi hoàn cảnh, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là chuẩn mực mang tính nguyên tắc xuyên suốt. Muốn có bản lĩnh chính trị vững vàng phải thường xuyên học tập rèn luyện, có nền kiến thức cơ bản và phải được cập nhật liên tục…

2. Nói và viết là hai kỹ năng đặc thù của cán bộ tuyên giáo, là thước đo chất lượng chuyên môn tốt hay kém, là tiêu chí đánh giá mức độ tinh thông nghề nghiệp của cán bộ tuyên giáo.

- Nói trước hết phải đúng: đúng chủ trương, đường lối, đúng thực tiễn. Nói phải hay: dễ nghe, lưu loát, truyền cảm. Nói phải thuyết phục: gây được ảnh hưởng tích cực tới người nghe và thu hút sự hợp tác của họ để nâng cao nhận thức, chuyển biến hành vi, thúc đẩy hành động vì mục tiêu. Thuyết phục vừa là phương pháp đúng, vừa là điều kiện cần thiết và cũng là mục tiêu của công tác tuyên giáo.

- Viết thạo là chính xác, đúng, là thành thục. Viết tốt và sắc sảo là viết có chất lượng, sâu sắc, tính chiến đấu cao, hiệu quả nhiều.

3. Phong cách công tác dân chủ, khoa học; thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm.

- Phong cách dân chủ:

Phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” là nội dung quan trọng hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách công tác. Hồ Chí Minh luôn khẳng định chế độ ta “Dân là chủ” thì cách lãnh đạo cũng phải dân chủ. Mỗi người phải biết cách tập hợp được tài năng, trí tuệ của nhiều người để phấn đấu cho mục tiêu chung, mà muốn làm được như vậy, phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ. “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái” ba điều đó rất quan hệ với nhau.

Tuy nhiên, phong cách dân chủ không nghĩa là mạnh ai nấy làm, mà phải tuân thủ nguyên tắc: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách hay còn gọi là nguyên tắc tập trung dân chủ. Đối lập với phong cách dân chủ là phong cách quan liêu, độc đoán, chuyên quyền...

- Phong cách khoa học:

Phong cách khoa học còn gọi là cách làm việc khoa học. Phong cách này đòi hỏi người cán bộ làm việc gì cũng phải có kế hoạch và có mục đích. Để vạch kế hoạch một cách thực sự khoa học, phải xét kỹ hoàn cảnh mà xếp đặt công việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì làm trước. Không có kế hoạch, gặp việc nào làm việc nấy, thành thử việc nào cũng là việc chính nên lộn xộn, không có ngăn nắp. Một việc chính có thể có nhiều cách thực hiện, với ý nghĩa đó Hồ Chí Minh luôn yêu cầu: “Chủ trương một, biện pháp phải mười, quyết tâm phải hai mươi, ba mươi”. Nói quyết tâm phải hai mươi, ba mươi, tức là người yêu cầu cán bộ sau khi đã có kế hoạch phải có quyết tâm thực hiện và phải thực hiện đến nơi đến chốn, không được đánh trống bỏ dùi.  

Phong cách khoa học còn đòi hỏi người cán bộ sau mỗi một việc cần phải rút kinh nghiệm tận gốc, rồi phổ biến những kinh nghiệm đó cho tất cả mọi người hiểu.

- Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm:

Là cán bộ dứt khoát phải có lý luận. Dẫn lời Lênin, Hồ Chí Minh chỉ rõ: không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Vì vậy mỗi người cán bộ phải không ngừng trau dồi lý luận, gắn học tập nghiên cứu lý luận với công việc thực tế của mình, vì “lý luận như cái mũi tên, thực hành cũng như cái đích để bắn, có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”.

Sức thuyết phục, sự lôi cuốn của cán bộ với cấp dưới và với nhân dân còn ở phong cách lời nói đi đôi với việc làm “nói là phải làm”. Nói đi đôi với làm, không chỉ là một chuẩn mực hành vi đạo đức truyền thống của dân tộc ta mà còn là một nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác-Lênin. Nói đi đôi với làm vừa là phong cách công tác, vừa là phương pháp tư tưởng hữu hiệu của người cán bộ cách mạng. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý rằng: đối với nhân dân không thể lý luận suông, chính trị suông, nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực từ những tấm gương sáng, những việc làm thiết thực của cán bộ.

4. Chủ động tham mưu đúng, dự báo giỏi: tham mưu là một trong những chức năng cơ bản của ngành tuyên giáo. Phải chủ động tham mưu đề xuất cho đúng, cho trúng,  không thụ động ngồi chờ chỉ đạo của cấp trên. Dự báo giỏi cần phải nắm được dư luận xã hội, nắm xu hướng diễn biến tư tưởng để tham mưu xử lý và tác chiến đúng hướng và hiệu quả.

   5. Nhân cách trong sáng, tận tụy yêu nghề:  

 - Những người làm công tác tuyên giáo luôn phải nói về đường lối và đạo đức, do đó phải là người có nhân cách trong sáng. Nhân cách của người làm công tác tuyên giáo liên quan tới sự tin cậy của công chúng và sức thuyết phục của lý lẽ.

 - Tận tụy yêu nghề là: hết lòng hết sức với trách nhiệm nghề nghiệp không ngại khó ngại khổ, gắn bó và tâm huyết với ngành tuyên giáo./.

Hoàng Lan 

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 74 | lượt tải:76

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 275 | lượt tải:122

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 163 | lượt tải:101
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay15,047
  • Tổng lượt truy cập8,555,163
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây