Tự hào 95 năm truyền thống Phú Riềng Đỏ

Thứ ba - 29/10/2024 03:09 116 0
Cách đây vừa tròn 95 năm, đêm 28/10/1929, chi bộ Đảng đầu tiên ở Bình Phước - cũng là chi bộ Đảng đầu tiên ở vùng Đông Nam bộ và ngành cao su Việt Nam được thành lập tại một con suối nhỏ trong khu rừng sau lưng Làng 3, đồn điền cao su Phú Riềng (nay thuộc xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) với tên gọi Chi bộ Phú Riềng. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu các phong trào đấu tranh của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ ngày càng phát triển mạnh mẽ, từ đấu tranh tự phát chuyển sang đấu tranh tự giác dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ chiếc nôi “Phú Riềng Đỏ” đã ươm mầm, giáo dục và rèn luyện nên biết bao tấm gương hy sinh kiên cường, đấu tranh bất khuất của các thế hệ công nhân cao su, làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của ngành cao su Việt Nam.

Vào ngày 03/02/1930, Chi bộ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh mang tên “Phú Riềng Đỏ”, hơn 5.000 phu cao su dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đã nổi dậy làm chủ Đồn điền cao su Phú Riềng trong hơn 1 tuần lễ, khẳng định vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng đối với đội ngũ công nhân. Sự kiện đã gây tiếng vang tới tận Paris (Pháp). Cụ thể, cuộc đình công bắt đầu từ sáng 30/01/1930 (mùng 1 Tết Canh Ngọ) đến ngày 06/02/1930. Đỉnh cao là cuộc đình công, bao vây chiếm đồn điền vào ngày mùng 5 Tết đòi chủ đồn điền làm đúng hợp đồng lao động, cấm đánh đập, cấm cúp phạt vô lý, miễn sưu thuế, bồi thường công nhân bị tai nạn lao động, người ốm đau phải được điều trị. Cuộc đấu tranh được lịch sử gọi tên “Phú Riềng Đỏ” gây chấn động dư luận, buộc tư bản Pháp ký vào các biên bản đồng ý với các yêu sách. Tinh thần “Phú Riềng Đỏ” lan rộng, thôi thúc những người công nhân ở đồn điền Lộc Ninh, Dầu Tiếng, Quản Lợi đứng lên, tạo thành bão táp cách mạng, phá xiềng xích nô lệ và tù đày.

 
66666666666666666
Tượng đài Phú Riềng Đỏ - nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau
(ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)

Sau 95 năm, mảnh đất Phú Riềng Đỏ năm xưa đã trở thành nơi “bình an, phước lành” với những cánh rừng cao su bạt ngàn, tươi mát bên cạnh những ngôi nhà khang trang, những con đường màu nhựa mới đầy sức sống mãnh liệt. Trên mảnh đất Bình Phước đầy thân thương, từng dòng nhựa trắng cao su hòa cùng những giọt mô hôi trên gương mặt rạng ngời của những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi đã góp phần dựng xây quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Với 244.588ha tập trung ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh, cây cao su ở Bình Phước thực sự là “vàng trắng” tạo nguồn lực dựng xây quê hương, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng chục ngàn lao động, đóp góp tỷ trọng khá vào nguồn thu ngân sách tỉnh hằng năm. Sự đóng góp của cây cao su không chỉ về mặt kinh tế, mà còn góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tham gia xây dựng nông thôn mới; giải quyết việc làm và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thông tin đối ngoại với các nước bạn Lào và Campuchia. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2024, ngành cao su đã góp phần cùng Bình Phước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,27% so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách đạt 7.468 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 3,68 tỷ USD. Trong đó, cao su là 1 trong 3 mặt hàng chủ lực của tỉnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD, cụ thể đã xuất khẩu 448 nghìn tấn cao su, thu về 662,5 triệu USD, tăng 33,3% về lượng và 51% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

 
Thu hoạch mủ cao su (ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)

Trong giai đoạn phát triển mới, khi cả nước đang tích cực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Bình Phước đã đặt ra và đang nỗ lực vượt khó để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là “điểm đến hấp dẫn” của Vùng Đông Nam Bộ, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm có thu nhập và nguồn thu ngân sách; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới với đô thị; tăng cường kết nối vùng thông qua phát triển hệ thống hạ tầng trọng yếu; hoàn thành chính quyền điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số; đảm bảo quốc phòng - an ninh vững chắc; xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện… Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Bình Phước cần tập trung nghiên cứu quy hoạch, phát triển vùng trồng và chế biến cao su thành các sản phẩm có chất lượng cao, tạo nguồn thu bền vững cho tỉnh để có thêm động lực thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Phú Riềng Đỏ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh Bình Phước vô cùng tự hào, vì tỉnh có một Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở miền Đông Nam Bộ từ phong trào công nhân cao su; đã anh dũng, kiên cường trong đấu tranh, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào cách mạng Việt Nam.

Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, về truyền thống anh dũng của Chi bộ Phú Riềng Đỏ, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Bình Phước càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tác giả: LH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay64,094
  • Tổng lượt truy cập16,810,616
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây