Sự hòa hợp - nét văn hóa riêng trong công tác cán bộ phụ nữ

Thứ hai - 11/03/2024 04:19 663 0
Mục tiêu đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 65% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; tỷ lệ cán bộ nữ trong diện quy hoạch các chức danh quản lý, lãnh đạo các cấp đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt 50% vào năm 2030. Đó là mục tiêu UBND tỉnh đặt ra tại Kế hoạch số 347/KH-UBND ngày 22-11-2023 về tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030.
Thể chế hóa bằng các văn bản chỉ đạo xuyên suốt
Sau khi có Kết luận số 55-KL/TW ngày 18-1-2013 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 24-7-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20-1-2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 119-KH/TU ngày 27-5-2013 để triển khai thực hiện Kết luận số 55-KL/TW trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 108-KH/TU ngày 5-4-2018 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW.
 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng  phát biểu chỉ đạo
Hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo năm 2023
(Ảnh: Báo Bình Phước)

Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản về triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch triển khai thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”… Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, kế hoạch hành động cụ thể của các cấp chính quyền, MTTQ, đoàn thể, việc tuyên truyền, quán triệt, triển khai đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động về công tác phụ nữ, sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách trên địa bàn.
 
Tỉnh ủy cũng luôn chú trọng triển khai công tác quy hoạch cán bộ đến các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị theo đúng quy định phân cấp quản lý cán bộ ở tất cả các cấp, yêu cầu các cấp, ngành phải đảm bảo có cán bộ nữ. Công tác chuẩn bị nhân sự khóa mới, chỉ bố trí cán bộ nữ thật sự đủ trình độ, năng lực, uy tín, đủ điều kiện đưa vào danh sách giới thiệu ứng cử, bầu cử gắn với thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục và đào tạo... Các cấp hội phụ nữ chủ động giới thiệu nguồn cán bộ nữ, phối hợp giới thiệu nguồn cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các chức danh lãnh đạo, quản lý của HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp vừa qua ở tỉnh Bình Phước, cán bộ nữ được giới thiệu đều trúng cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới.
 
Lãnh đạo tỉnh trao tặng những phần quà ý nghĩa đến đội ngũ cán bộ nữ đang giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt của các cấp, các ngành trong tỉnh
 
Bố trí, sử dụng cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới
 
Công tác cán bộ nữ và cụ thể hóa các chính sách cán bộ nữ gắn với thực tiễn ở các cấp, ngành, đơn vị được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, về công tác phát triển đảng viên trong từng giai đoạn. Đồng thời, xây dựng, ban hành các quy định cụ thể để vận dụng thực hiện chính sách đối với cán bộ nữ nói riêng, các chương trình, kế hoạch thực hiện Chiến lược vì sự tiến bộ phụ nữ nói chung.
 
Trên cơ sở thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, công tác quy hoạch cán bộ luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở thực hiện đúng quy trình và đảm bảo đúng quy định theo phân cấp quản lý cán bộ. Theo yêu cầu chung, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào nguồn quy hoạch cấp ủy các cấp phải đạt từ 15% trở lên. Các cấp ủy đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách cụ th để tạo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Qua đó, chất lượng cán bộ nữ đưa vào nguồn quy hoạch từng bước được nâng lên, số nữ cán bộ, công chức được đưa vào nguồn quy hoạch cấp ủy, các chức danh lãnh đạo tăng theo hằng năm và từng nhiệm kỳ.
 
Có thể nói rằng, so với cả nước Bình Phước có những nét riêng trong công tác quy hoạch cán bộ nữ. Hiện nay, cán bộ nữ tham gia cấp ủy (cấp ủy 3 cấp) đều đạt hơn 20% và cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của toàn quốc.
 
Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp ngày càng tăng. Cụ thể, nhiệm kỳ 2020-2025, cấp tỉnh đầu nhiệm kỳ có 15/53, đạt 28,3%, hiện nay có 14/51 đồng chí nữ. Lãnh đạo nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy đầu nhiệm kỳ là 6/15 ủy viên, đạt 40%; hiện nay là 5/15 đồng chí, trong đó 2 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh). Cấp huyện89/440, đạt 20,23% (tăng 5,1%); cấp xã 405/1.469, đạt 27% (tăng 2,2%).

Vươn lên khẳng định bản thân

Có thể thấy rằng công tác phụ nữ của tỉnh có 2 điểm mấu chốt cơ bản: thứ nhất là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh về quy hoạch, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ nữ; thứ hai là tinh thần, nghị lực vươn lên của chị em phụ nữ.

 
Ngoài các cơ chế, chính sách phát triển cán bộ nữ, có thể nói yếu tố quan trọng nữa để tạo nên sự thành công của cán bộ nữ đó là nghị lực khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống đã được tiếp nối qua các thời kỳ, trở thành truyền thống quý báu của phụ nữ Bình Phước: tự tin, tự trọng, bản lĩnh, dấn thân, rèn luyện để tự hoàn thiện mình, để đủ sức gánh vác công việc nặng nề được giao phó. Chính vì vậy, kết quả công tác cán bộ nữ Bình Phước đạt được không chỉ ở số lượng mà còn cả chất lượng. Năng lực đóng góp của cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp được đánh giá khá tốt, nhiều chị em đảm đương các vị trí công tác quan trọng làm tốt những việc rất khó, rất áp lực, như: Chủ tịch UNBD tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy 5 đồng chí là nữ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy), ngoài ra còn có Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Chú trọng tạo nguồn cán bộ nữ

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng, Tỉnh ủy đã cụ thể hóa các chính sách gắn với thực tiễn các cấp, ngành, đơn vị. Nội dung chủ yếu là đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, có đủ khả năng thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ phát triển địa phương. Trong đó, nhân tố cán bộ nữ được xem là ưu tiên hàng đầu trong tuyển chọn cán bộ đi học các lớp đào tạo theo chương trình. Từ năm 2013 đến tháng 1-2023, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng được 57.154 lượt người, trong đó cán bộ nữ là 15.257 lượt, chiếm 27%. Thực hiện Đề án số 05 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025 đã tổ chức 2 lớp nguồn nhằm đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt cho cán bộ trẻ có uy tín, năng lực, triển vọng trong quy hoạch để tạo nguồn cho nhiệm kỳ tới (thông qua tổ chức kỳ thi), thì cơ cấu tỷ lệ nữ cũng được quan tâm, với 24/48 cán bộ nữ được chọn, chiếm khoảng 30% số lượng.

Công tác luân chuyển cán bộ nđược thực hiện thường xuyên, đúng quy định để phụ nữ có cơ hội phát huy năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đủ độ chín muồi và được thừa nhận. Phát huy những điểm mạnh của phụ nữ, giao trọng trách đúng người, đúng việc, đặc biệt bên cạnh đó khi giao việc cho cán bộ nữ, tỉnh luôn thường xuyên quan tâm, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng tạo điều kiện tốt nhất để chị em tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các cán bộ nữ được truyền lửa, tiếp thêm sức mạnh, tự tin và quyết tâm nỗ lực hơn khi nhiều chị đi trước và thành công. Vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định và nâng cao. Tổ chức hội phụ nữ các cấp ngày càng được củng cố và phát triển.

Ngoài những điều kiện thuận lợi nêu trên, công tác cán bộ nữ thành công cũng chính nhờ yếu tố hòa hợp của con người Bình Phước nói chung, nét hòa hợp này cả trong quan hệ giữa chị em phụ nữ, trong quan hệ với gia đình, người thân và cả trong quan hệ xã hội, là điều kiện thuận lợi cho sự thành công về công tác cán bộ nữ Bình Phước hôm nay. Hòa hợp là nét giá trị của con người Bình Phước đã được tổng kết, rút ra khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Tác giả: Trương Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Hôm nay53,889
  • Tổng lượt truy cập15,410,935
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây