Nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong phong trào thi đua để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội, củng cố thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chức, tạo tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân trên địa bàn tỉnh, với những nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong tình hình mới, trọng tâm: Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Kế hoạch số 163-KH/TU ngày 26/3/2019 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 02/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 05/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo”; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 20/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới” và các văn bản quy định của Bộ Công an; Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Thứ hai, Đổi mới công tác xây dựng phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lực lượng nòng cốt ở cơ sở; xây dựng, nhân rộng các mô hình quần chúng tự quản về an ninh, trật tự phù hợp với từng khu dân cư, cơ quan, đơn vị, địa phương theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, với phương châm “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp Nhân dân, nhất là nhóm các đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội.
Thứ ba, Kết hợp chặt chẽ giữa phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” và các phong trào thi đua trên lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội… tạo sự đồng bộ giữa củng cố quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ tư, các đơn vị, địa phương nỗ lực phấn đấu:
- Các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” phải được ít nhất 80% trên tổng số hộ dân trên địa bàn. Đối với cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tuyên truyền đến 90% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trở lên (số liệu tuyên truyền thể hiện cụ thể bằng văn bản).
- Có 100% khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền (hoặc được ủy quyền) quản lý trên địa bàn có đăng ký, trong đó từ 70% trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
- Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình và tiến hành củng cố, kiện toàn các mô hình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội hiện có hoạt động có hiệu quả; mỗi cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục xây dựng mới hoặc củng cố được ít nhất 01 mô hình “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ về an ninh, trật tự” hoạt động hiệu quả, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.
Cụm thi đua số 6 của Bộ Công an tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2022
Thứ năm, Để phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, đạt kết quả cao nhất, các cấp, các ngành, từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ quan, đơn vị mình bằng những việc làm thiết thực, chỉ tiêu cụ thể gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục và bố trí thời lượng phát sóng phù hợp để biểu dương gương người tốt, việc tốt, các gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tạo không khí thi đua sôi nổi, khí thế mạnh mẽ, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự.
Thứ sáu, Cụm trưởng, Khối trưởng các Cụm, Khối thi đua căn cứ vào kết quả công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” và kết quả đánh giá, phân loại phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục để bình xét danh hiệu thi đua của các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.