Bình Phước: Kết quả 15 năm thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Thứ hai - 25/12/2023 03:38 940 0
Việc triển khai Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn đã giúp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiểu rõ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiến thức, năng lực, trình độ lý luận chính trị, pháp luật cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ở cơ sở.
Sau 15 năm thực hiện Đề án trang bị sách cho sơ sở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2009-2023, Tỉnh ủy luôn quan tâm chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy quản lý, sử dụng tủ sách ở các đảng ủy xã, phường, thị trấn và tổ chức xây dựng quy chế, nội quy quản lý, khai thác, sử dụng sách cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương; phân công cán bộ tiếp nhận, phân loại, sắp xếp, mở sổ theo dõi, quản lý, hướng dẫn việc đọc, mượn sách; đẩy mạnh tuyên truyền, phát động và khuyến khích phong trào đọc sách trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; duy trì và đổi mới hình thức tổ chức Ngày sách Việt Nam theo hướng hiệu quả, phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện thực tế của địa phương; kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng những mô hình hay, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án.
 
Ảnh Bình Phước Online

Từ năm 2009 đến năm 2023, có 111/111 xã, phường, thị trấn, 16 đồn/trạm biên phòng trong tỉnh đã tiếp nhận được sách và đĩa CD-ROM của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Qua 28 đợt (mỗi đợt xã, phường, thị trấn tiếp nhận 2-3 bộ sách và 02 đĩa CD-ROM) với 392 đầu sách, trên 93.000 cuốn sách. Tất cả các xã, phường, thị trấn đều có tủ sách cơ sở, tủ sách pháp luật. Các loại sách do Đề án trang bị cho xã, phường, thị trấn có hình thức trình bày đẹp, cập nhật những thông tin mới, bổ ích với các nội dung về quản lý đất đai, quản lý dự án đầu tư cấp xã; tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; cẩm nang, hướng dẫn nghiệp vụ xử lý công việc hằng ngày của cán bộ cấp xã; công tác xây dựng Ðảng, chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Ðại hội Đảng các cấp và các hội nghị của Trung ương Ðảng; khoa học thường thức, kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp... Đây là nguồn thông tin chính thống, cập nhật những kiến thức mới nhất về khoa học, đời sống, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đáp ứng nhu cầu tự nghiên cứu, tham khảo, học tập của cán bộ, đảng viên và Nhân dân ở cơ sở. Đồng thời, chỉ đạo tăng cường tuyên truyền về văn hóa đọc nói chung, nội dung quy chế khi tham gia đọc và mượn sách; tuyên truyền, giới thiệu danh mục sách thuộc Đề án để cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết, chủ động tìm đến những loại sách phù hợp nhu cầu. Thường xuyên tuyên truyền giới thiệu về những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc tổ chức quản lý, khai thác sử dụng sách của Đề án để các đơn vị học tập triển khai thực hiện tốt hơn.

Công tác tuyên truyền được chú trọng thực hiện và tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tiễn như: Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (báo in, báo điện tử); Đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xã, thành phố; qua các cuộc họp chi bộ, sinh hoạt của tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, trên hệ thống loa truyền thanh, niêm yết danh mục sách tại nơi tiếp công dân,… từ đó từng bước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy hiệu quả của hệ thống sách trang bị cho cơ sở, triển khai sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết, tìm đọc, nghiên cứu, học tập, trao đổi, tích lũy kinh nghiệm.
Ảnh Bình Phước Online

Có thể khẳng định, hiệu quả từ việc triển khai Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã giúp cán bộ, đảng viên, công chức ở cơ sở nâng cao trình độ lý luận chính trị, pháp luật, chuyên môn về công tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, công tác đoàn thể để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; giúp Nhân dân nắm bắt và áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn tại tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như: chưa xây dựng quy chế hoạt động của tủ sách cơ sở, chưa thống nhất trong công tác phân công cán bộ phụ trách tủ sách cơ sở. Việc tiếp nhận, sắp xếp, phân loại, quản lý, sử dụng sách của Đề án còn lúng túng. Đa số tủ đựng sách rất nhỏ, không đủ để trưng bày hết sách được trang bị; việc sắp xếp nơi đặt tủ sách, phòng đọc, bàn ghế... chưa thuận tiện để cán bộ, đảng viên, Nhân dân đến khai thác và sử dụng; công tác bảo quản có nơi chưa tốt, còn để xảy ra hư hỏng, thất lạc. Một số xã có địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới việc đi lại rất khó khăn; trong khi đó chỉ có 01 tủ sách đặt tại trung tâm xã nên chưa thu hút được đông đảo Nhân dân ở các thôn, ấp nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa đến đọc và mượn sách.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả của Ðề án, cần tiếp tục tăng cường việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả sách được trang bị. Trong quá trình triển khai thực hiện Ðề án, phải gắn chặt việc quản lý, khai thác, sử dụng sách của Ðề án với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương. Ðẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ về chủ trương đúng đắn của Ban Bí thư, về mục đích, yêu cầu của Ðề án, về trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo thực hiện Ðề án. Ðồng thời, cần tổ chức luân chuyển sách của Ðề án đến tủ sách các thôn, bản để Nhân dân có điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn thông tin từ sách, tìm hiểu học tập và áp dụng vào sản xuất, đời sống. Trong công tác quản lý, tổ chức phong trào đọc sách ở cơ sở, cần nghiên cứu mô hình hợp nhất các nguồn sách từ tủ sách lý luận chính trị, sách pháp luật, bưu điện văn hóa… gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với đối tượng tiếp nhận, khai thác, sử dụng sách của Ðề án.

Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, quán triệt triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về vị trí vai trò tầm quan trọng của sách Đề án ở cơ sở. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bố trí không gian phù hợp, thoải mái để người đọc dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu; đồng thời huy động, trang bị thêm các đầu sách, tư liệu cho các tủ sách tại các thôn, tổ dân phố, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc. Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả sách được trang bị cho Đề án. Thường xuyên bám sát cơ sở, kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt nhu cầu, đánh giá đúng tình hình quản lý, sử dụng sách của Đề án; hằng năm tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án; kịp thời phát hiện những mô hình tốt để phổ biến rộng rãi, phản ánh những ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân liên quan đến việc quản lý, sử dụng sách; động viên, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án.
 

Tác giả: Kim Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1618-CV/BTGTU

Đề nghị cung cấp báo giá mua sắm máy tinh xách tay

lượt xem: 13 | lượt tải:2

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 210 | lượt tải:58

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 316 | lượt tải:96
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập239
  • Hôm nay29,279
  • Tổng lượt truy cập15,258,419
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây