Bình Phước: lựa chọn chiến lược trước bước chuyển lớn

Chủ nhật - 23/01/2022 23:10 1.956 0

Tham luận tại hội thảo "Bình Phước 25 năm hành trình khát vọng vươn lên", Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã có những ý kiến, hiến kế cho sự phát triển của Bình Phước trong 5 năm, 10 năm và những năm tiếp theo. Nhận định thực lực, những lợi thế, cơ hội và thách thức của Bình Phước trong tương quan so sánh với các tỉnh, thành trong khu vực, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên đã gợi mở tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp mang tính chiến lược, đột phá cho từng lĩnh vực, định hướng phát triển của tỉnh.
 

6666666666

 

Lợi thế và thách thức đan xen
 

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, về “thứ hạng” phát triển vùng, xét theo các tiêu chí “định lượng” (GRDP, GRDP/người, tốc độ tăng trưởng GRDP và tăng trưởng xuất, nhập khẩu…), Bình Phước là tỉnh đi sau trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng đó là “đi sau” trong vùng kinh tế có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước gồm TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
 

Xét trên phạm vi toàn nền kinh tế, Bình Phước đứng ở mức “khá”. Xét theo tỷ lệ số doanh nghiệp trên số dân trong độ tuổi lao động, Bình Phước thuộc nhóm 4 trong 6 nhóm của cả nước với tỷ lệ từ 15-20 doanh nghiệp/1.000 dân trong độ tuổi lao động, xếp loại trung bình cả nước (16,8 doanh nghiệp). Về tăng trưởng số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020, Bình Phước đứng thứ ba cả nước với tốc độ tăng 14,1%/năm, so với mức tăng chung của cả nước chỉ 7,14%. Xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 15 năm qua, Bình Phước có xu hướng giảm, nhất là giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, Bình Phước đất rộng, dư địa phát triển còn tốt và đây là lợi thế “tuyệt đối” của tỉnh.
 

Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước được hưởng sự lan tỏa, phát triển mạnh, có khả năng tạo cộng hưởng động lực phát triển với cả vùng. Bình Phước có vị trí chiến lược quan trọng, kết nối Tây Nguyên - Tây Nam Bộ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có cảng trung chuyển quốc tế hàng không và hàng hải, với TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân đầu tàu. Bình Phước trên hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối với vùng Tây Bắc ASEAN có tiềm năng phát triển rất lớn.
 

Dịch Covid-19 và tư duy phát triển “xanh + kinh tế số” đòi hỏi những nhu cầu mới về sản phẩm (cạnh tranh sản phẩm) và các điều kiện sống (cạnh tranh thu hút nhân lực và phát triển du lịch - dịch vụ) trong khi dư địa (không gian và mặt bằng) phát triển của Bình Phước đang là một lợi thế so với các tỉnh, thành trong khu vực.
 

Chiến lược và tầm nhìn cho sự phát triển


Định hình trạng thái tổng quát của Bình Phước trong 10 năm tới là chuyển từ vùng “dự trữ phát triển” sang “thu hút đầu tư phát triển”. Trong 20 năm tới, Bình Phước phải hòa nhập vào vùng phát triển năng động bậc cao, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tư thế bình đẳng thứ hạng và xu thế ưu trội. Đó là triển vọng và xu thế khách quan, đòi hỏi Bình Phước phải xác định tầm nhìn phát triển mới, cách tiếp cận phát triển khác và thay đổi chiến lược, chính sách hành động.
 

Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, định hướng phát triển cơ bản của Bình Phước trong 10 năm, 20 năm tới và xa hơn là: Công nghệ cao - hội nhập và đua tranh quốc tế - liên kết phát triển vùng. Bình Phước phải trở thành và có đủ điều kiện để trở thành tỉnh phát triển, có công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch đẳng cấp và đô thị hiện đại, thông minh.
 

Quan điểm phát triển hướng đến là hiện đại hóa + sạch - xanh - đẹp. Kết hợp logic “tuyến tính” (tuần tự - cổ điển) với logic “phi tuyến tính” (nhảy vọt, tiến vượt) tận dụng thời cơ thế giới và thời đại mang đến, liên kết và hội nhập.
 

Mục tiêu phát triển trong 10 năm tới là đến năm 2030, Bình Phước thoát khỏi “quỹ đạo dự trữ phát triển”, gia nhập “quỹ đạo phát triển”. Mục tiêu này đòi hỏi phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu phát triển với trục chính là cơ cấu ngành. Điều này yêu cầu Bình Phước phải thay đổi định hướng thu hút và xác định phân bổ nguồn lực cho từng ngành, sản phẩm, lực lượng chủ thể. Đòi hỏi phải có sự thay đổi chính sách, cơ chế thu hút, phân bổ nguồn lực. Bỏ cơ chế xin - cho; tăng quyền tự chủ - độc lập - chủ động và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Áp dụng cơ chế khuyến khích hỗ trợ người giỏi, ưu tiên người tài. Đô thị hóa và nông thôn phát triển theo hướng văn minh, sạch, đẹp cùng với số hóa và liên kết mở.
 

Tập trung xây dựng và phát triển trục công nghiệp - đô thị Bình Dương - Chơn Thành - Lộc Ninh - Campuchia và trục công nghiệp - đô thị Bình Dương - Đồng Phú - Đồng Xoài - Đắk Nông. Xây dựng tam giác phát triển trung tâm  Đồng Xoài - Đồng Phú - Chơn Thành. Đô thị trung tâm là thành phố Đồng Xoài và các đô thị công nghiệp Chơn Thành, Đồng Phú. Xây dựng các tuyến giao thông kết nối gồm đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Chơn Thành - Lộc Ninh và Long Thành (Đồng Nai) - Bình Dương - Đồng Phú - Đồng Xoài - Đắk Nông.
 

Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, chiến lược phát triển lực lượng doanh nghiệp hiện đại phải xác định nền tảng là khu vực tư nhân, trụ cột là các tập đoàn kinh tế mạnh. Đối với chiến lược thu hút và phát triển nhân lực, cần chú trọng việc thu hút người tài, người giàu và nhà đầu tư mạnh bằng cơ chế, chính sách, chủ yếu thông qua cơ chế đặt hàng mang tính khuyến khích cao để giải quyết các vấn đề phát triển mang tính thách thức. Thu hút nhân lực bằng tiền lương và điều kiện sống tốt hơn. Kết hợp với các tập đoàn lớn tổ chức đào tạo nhân lực chuyên môn./.

Tác giả: LH (TH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Hôm nay62,711
  • Tổng lượt truy cập17,005,830
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây