Đảng viên không được phản bác, phủ nhận, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng

Thứ bảy - 19/03/2022 20:44 1.252 0
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Muốn vậy, mỗi đảng viên không chỉ lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, mà còn phải biết đấu tranh với những hành vi phản bác, phủ nhận, xuyên tạc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các kỳ Đại hội qua, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đến việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chỉ đạo quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, cần phải “kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục nghiên cứu phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Có thể nhận thấy, ở Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm, thái độ với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là kiên định, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.


Ngày 25/10/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm, kế thừa Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của BCH Trung ương khóa XI, đồng thời bổ sung, sửa đổi một số điều và nội dung cụ thể sát hợp với yêu cầu xây dựng và chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình mới. Quy định bao gồm 19 điều, trong đó có Điều 3 được bổ sung hoàn toàn mới, yêu cầu đảng viên không được “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”. Tại Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, “điều cấm” này được làm rõ thêm: Đảng viên không được:

1. Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng. Phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, hoài nghi; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, đòi thực hiện "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng", đòi "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang"...; giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

2. Không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm, không đầy đủ trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng. Thâu tóm quyền lực, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân. Cơ hội, vụ lợi, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể. Chạy theo mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn để thu vén lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợi ích mà bỏ qua những mục tiêu, lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng và đất nước.

3. Đoàn kết xuôi chiều, nể nang, né tránh, ngại va chạm, im lặng, không đấu tranh hoặc phụ họa theo ý kiến, quan điểm sai trái, lệch lạc; bao che, giấu diếm vi phạm, khuyết điểm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức; không bảo vệ nhân tố tích cực, cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

 
Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã thảo luận và ban hành Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm với nhiều điểm mới nổi bật.

4. Độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, không tôn trọng ý kiến của tập thể. Quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị. Không gần gũi, tôn trọng, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp tại cơ quan, đơn vị và của quần chúng nhân dân; không giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú.

Vì sao và cần phải làm gì để đảng viên không vi phạm quy định? Phải thấy, nội dung “điều cấm” nói trên chính là sự cụ thể hóa những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và khóa XIII đã chỉ ra, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên toàn Đảng nhận diện để sớm đấu tranh phòng chống, khắc phục, nhằm giữ cho Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nhiều năm qua, thông qua công tác phê bình, kiểm tra, giám sát, sàng lọc đảng viên của tổ chức đảng, công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan bảo vệ pháp luật, nhiều vi phạm của đảng viên đã được phát hiện, làm rõ nguyên nhân, hậu quả. Giai đoạn 2015-2020, trong số 87.000 đảng viên bị kỷ luật, có hơn 25.000 đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một bộ phận chịu sự xử lý của pháp luật, phải trả giá bằng danh dự, tự do cá nhân. Đảng mất đi đảng viên, Nhà nước mất cán bộ, công chức, viên chức, các ngành, lĩnh vực liên quan mất đi uy tín, niềm tin của nhân dân bị giảm sút, sự tồn vong của chế độ bị đe dọa... Đó là bài học, là lời cảnh báo để mọi đảng viên trông vào đó mà tu dưỡng, rèn luyện.

Nghị quyết Đại hội XIII xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Muốn vậy, mỗi đảng viên không chỉ lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, mà còn phải biết đấu tranh với những hành vi phản bác, phủ nhận, xuyên tạc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Không chỉ tự mình giữ vững bản lĩnh, kiên định lý tưởng mà còn phải đấu tranh với tư tưởng dao động, hoài nghi, nhận thức lệch lạc, sai trái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay trong nội bộ. Không chỉ nêu cao trách nhiệm, đi đầu gương mẫu, sẵn sàng xông pha, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân lên trên hết, mà còn phải kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vun vén, chuyên quyền, độc đoán, lợi ích nhóm, cục bộ địa phương, tư duy nhiệm kỳ, xa rời quần chúng...

Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm phòng chống những điều đảng viên không được làm. Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy theo tinh thần phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Cụ thể hóa, công khai hóa và triển khai thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ, trong điều hành phát triển kinh tế, và đối với đảng viên giữ các vị trí chủ chốt trong Đảng và hệ thống chính trị, đảm bảo mọi hoạt động của đảng viên đều tuân thủ theo các nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết thống nhất, tự phê bình và phê bình, gắn bó mật thiết với nhân dân và hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Công tác kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành Quy định 37-QĐ/TW của Đảng cần được tiến hành thường xuyên. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Chính trị xã hội trong giám sát và góp ý việc tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên. Kịp thời phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm đảng viên khi mới có dấu hiệu vi phạm; kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi cố tình vi phạm quy định nói trên.

Có thể khẳng định, Quy định số 37-QĐ/TW ra đời được ví như “chiếc gương” để mỗi tổ chức đảng, đảng viên “tự soi, tự sửa”, không để mình bị tha hóa, biến chất. Thực hiện tốt những điều đảng viên không được làm trong Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) sẽ góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng “là đạo đức, là văn minh” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Để phòng, chống, đấu tranh có hiệu quả những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; trước hết, mỗi cơ quan, đơn vị cần quản lý, nắm chắc tình hình hoạt động trên các trang mạng xã hội; chủ động đề ra các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn từ sớm, từ xa với những luồng dư luận trái chiều. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đơn vị nắm chắc và thực hiện nghiêm những nội dung trong Quy định số 37-QĐ/TW, gắn với vạch trần tính chất nguy hiểm của chiêu trò thổi phồng mặt trái, khuyết điểm mà các thế lực thù địch đang tiến hành, nhằm chống phá cách mạng Việt Nam nói chung, chống phá Đảng ta nói riêng.

Tác giả: Gia Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 80 | lượt tải:28

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 260 | lượt tải:90

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 221 | lượt tải:65
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay34,382
  • Tổng lượt truy cập14,566,299
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây