Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm giải phóng huyện Lộc Ninh

Thứ hai - 04/04/2022 10:49 2.546 0
Ngày 4-4, tại thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, UBND huyện Lộc Ninh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Lộc Ninh (7-4-1972 /7-4-2022) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồ Quang Khánh cho biết, lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng huyện Lộc Ninh và đón nhận Huân chương độc lập hạng nhì sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ 30 ngày 7/4/2022, tại hội trường Trung tâm Chính trị huyện Lộc Ninh (đường Nguyễn Tất Thành, khu phố Ninh Thịnh, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh), được truyền hình trực tiếp trên kênh BPTV1 của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước. Buổi lễ dự kiến có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương; một số đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tại lễ kỷ niệm, ban tổ chức sẽ công bố quyết định của Chủ tịch nước về tặng Huân chương độc lập hạng nhì cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lộc Ninh và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xã, thị trấn “An toàn khu, vùng an toàn khu” trên địa bàn huyện.

Hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm, huyện Lộc Ninh còn tổ chức trên 50 hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Thăm, tặng quà 689 các mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người có công, với tổng số tiền là 350 triệu đồng; tặng 10 căn nhà tổng trị giá 800 triệu đồng cho các em học sinh là con các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thành tích tốt trong học tập; Hội Cựu chiến binh huyện trao tặng 2 được căn nhà nghĩa tình đồng đội, với tổng trị giá 170 triệu đồng.
 
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lê Trường Sơn và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Quang chủ trì buổi họp báo

Bên cạnh đó, huyện Lộc Ninh tổ chức khánh thành đường giao thông xã Lộc Hòa; nâng cấp mở rộng đường Phan Chu Trinh kết nối Quốc lộ 13; nâng cấp mở rộng đường 13B từ ngã ba Chiu Riu đến khu vực dự án năng lượng mặt trời và nhánh rẽ X16; đường ngã tư Mũi Tôn, xã Lộc Thiện đi xã Lộc Thái. Khởi công xây dựng 14 phòng học, phòng chức năng và nhà tập đa năng của trường THCS Lộc Hiệp; xây dựng 7 phòng học và phòng chức năng, 4 phòng hỗ trợ học tập, hội trường và nhà tập đa năng của trường Tiểu học Lộc Điền A; xây dựng 10 phòng học, phòng chức năng và nhà tập đa năng của trường THCS Lộc Hưng; xây dựng đường từ xã Lộc Khánh kết nối Quốc lộ 13 huyện Lộc Ninh.

Ngoài ra, huyện Lộc Ninh còn tổ chức gặp mặt, tọa đàm với nhân sĩ, tri thức các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển của huyện; tổ chức lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng huyện Lộc Ninh và khai mạc trưng bày chuyên đề “Lộc Ninh - Truyền thống và phát triển” (từ ngày 3 đến ngày 7/4). Tổ chức lễ hội ẩm thực và chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất Lộc Ninh hàng đêm (từ 19 giờ 00 đến 20 giờ 30 các ngày từ 3 - 6/4), tại khu vực vườn hoa chiến thắng (đường Nguyễn Tất Thành, khu phố Ninh Thái, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh). Tổ chức chạy Olympic, khai mạc giải việt dã Đại hội Thể dục thể thao huyện và các giải quần vợt, bóng đá, bóng bàn mở rộng...
 
Căn cứ Tà Thiết giờ đây là địa danh vừa có ý nghĩa tri ân, giáo dục truyền thống cách mạng vừa là địa chỉ đỏ, là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước


 Lộc Ninh là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước với nhiều di chỉ, hiện vật khảo cổ có ý nghĩa to lớn, trong đó nổi bật có Đàn đá Lộc Hòa được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Một số hiện vật được tìm thấy đã chứng minh cách đây khoảng 3.000 năm, mảnh đất Lộc Ninh đã có người cư trú. Huyện có nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như: Lễ hội xuống đồng, Lễ hội phá bàu (dua Tpeng) của người Khmer, Lễ hội mừng lúa mới của người S’Tiêng.

Đặc biệt, nơi đây có nhiều di tích lịch sử gắn với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó có 2 di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt là Kho xăng dầu VK98 (Lộc Quang), Căn cứ quân ủy Bộ Tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (Tà Thiết - Lộc Thành) - tại căn cứ này, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập, với những giá trị lịch sử còn mãi theo thời gian. Trên địa bàn huyện còn có 5 di tích lịch sử cấp Quốc gia gồm: Di tích lịch sử trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hay còn gọi là Nhà giao tế (thị trấn Lộc Ninh), sân bay quân sự Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh), căn cứ Cục Hậu cần (xã Lộc Hiệp), kho xăng dầu VK99 (Lộc Hòa), thành đất hình tròn Lộc Tấn 2 (xã Lộc Tấn).

Huyện còn có 5 di tích lịch sử cấp tỉnh gồm: Chùa Sóc Lớn - Di tích kiến trúc, nghệ thuật (xã Lộc Khánh), Bệnh viện Lộc Tấn - Di tích kiến trúc, nghệ thuật (xã Lộc Tấn), nơi thành lập Sư đoàn 302 (xã Lộc Thái), Dốc 31 - nơi thành lập Đại đội 31 anh hùng (xã Lộc Thuận), di chỉ khảo cổ Bãi Tiên (xã Lộc An). Ngoài ra, huyện Lộc Ninh còn có các di tích khác như: Làng Công tra (ấp 10, xã Lộc Thiện), Nhà máy cơ khí chế biến mủ cao su Lộc Ninh...

Trao đổi tại buổi họp báo, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lê Trường Sơn cho biết: Lộc Ninh chiếm khoảng trên 30% số lượng di tích trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, huyện đang tích cực phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh hoàn thiện các hồ sơ để công nhận tiếp một số di tích, đồng thời đang xây dựng kết nối các chuỗi di tích trên địa bàn huyện để tạo các tour du lịch về nguồn mang đặc trưng của địa phương, gắn với văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer trên địa bàn huyện.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lê Trường Sơn cho biết: Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động của dịch Covid-19, nhưng với quyết tâm chính trị cao của toàn hệ thống chính trị huyện và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, huyện Lộc Ninh đã hoàn thành nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt đối với cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, mỗi ngày có gần 100 xe container di chuyển qua cửa khẩu, địa bàn huyện, nhưng huyện vẫn đảm bảo tốt công tác kiểm soát hiệu quả phòng chống dịch. Lộc Ninh cũng đang phát huy tốt việc xây dựng các làng, khu dân cư biên giới, đang triển khai dự án điểm mô hình làng thanh niên dân tộc thiểu số tại huyện.


Bên cạnh đó, Lộc Ninh đã và đang phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh để phát triển điện năng lượng mặt trời, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu kinh tế cửa khẩu (với trên 80 doanh nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng, hoạt động), qua đó góp phần giải quyết tốt việc làm cho lao động địa phương và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đây cũng là các lĩnh vực nằm trong chiến lược phát triển của huyện. Cùng với đó, Lộc Ninh cũng được tỉnh ưu tiên “chọn điểm” về phát triển chuyển đổi số và huyện đang dồn nguồn lực đẩy mạnh phát triển 32 nội dung về cải cách hành chính, điều hành chính quyền, giáo dục, y tế số...

Tại buổi họp báo, các nhà báo đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí đã đặt một số câu hỏi với Ban tổ chức liên quan đến công tác tổ chức lễ. Tất cả câu hỏi này đều được Ban tổ chức lễ và lãnh đạo huyện Lộc Ninh giải đáp, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan.

Nhân buổi họp báo, lãnh đạo huyện Lộc Ninh mong muốn các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa của buổi lễ trọng đại này; cùng với đó, bày tỏ nguyện vọng đến các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đồng hành với huyện nhà trong tiến trình hội nhập và phát triển sắp tới để xây dựng quê hương cách mạng Lộc Ninh anh hùng ngày càng giàu mạnh.
 

Tác giả: Gia Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay37,183
  • Tổng lượt truy cập16,947,361
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây