Kết quả thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Thứ năm - 20/02/2025 05:53 78 0
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội (gọi tắt Chỉ thị số 41). Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 41, công tác quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước được tăng cường mạnh mẽ, tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống Nhân dân.
Công tác tổ chức lễ hội phù hợp với truyền thống văn hóa, từ lễ hội có quy mô lớn đến các lễ hội có quy mô nhỏ trong phạm vi xã, phường, thị trấn, lễ hội được tổ chức trang nghiêm và thành kính, đúng quy định, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, hoạt động lễ hội diễn ra sôi nổi, đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và du khách, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh; hiệu quả, tiết kiệm, đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục, với tình hình thực tế của địa phương.
 
 
Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh Bình Phước tham dự lễ hội Miếu Bà năm 2021
 
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện Chỉ thị số 41 sát với tình hình thực tế của cơ quan, địa phương. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu đến năm 2030, 100% các Lễ hội trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Phước được duy trì tổ chức và có chất lượng; tăng cường xây dựng nếp sống văn minh trong việc tổ chức lễ hội…
 
Theo số liệu kiểm kê năm 2019, toàn tỉnh có 124 lễ hội được ghi nhận; có 20 lễ hội được tổ chức thường xuyên. Hoạt động lễ hội được tổ chức một cách thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao; đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của Nhân dân. Đồng thời, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phục dựng; một số lễ hội được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Dua Tpeng (Lễ hội phá Bàu), Lễ hội Miếu Bà Rá, Lễ hội Cầu Bông... Các hoạt động văn hóa, lễ hội tại các di tích, đền chùa, các điểm tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, thực hiện đúng các quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản văn hóa và các quy định liên quan.
 
  Lễ hội Kết bạn cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số
 
Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành và chấn chỉnh phê bình, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, lợi dụng lễ hội trục lợi tập trung vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán; các dịp tổ chức lễ hội (Lễ hội Miếu Bà Rá, Lễ Kỳ yên, Lễ hội Cầu bông, Tết Chôl Chnăm Thmây...) nhằm ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những hành vi tiêu cực, hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc, gây mất an ninh trật tự… Qua kiểm tra và giám sát đã kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các huyện, thị xã, thành phố được các cấp chính quyền quan tâm; không có trường hợp lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội để trục lợi.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội, lượng du khách đến lễ hội ngày một đông hơn, hoạt động lễ hội từng bước đi vào nền nếp. Các cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích thực tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội được tổ chức đúng quy định.
 
Công tác phối hợp quản lý và tổ chức lễ hội: giai đoạn 2015 - 2025, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống: Phục dựng Lễ hội phá Bàu của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh và duy trì cho đến nay; phục dựng Lễ hội kết bạn cộng đồng của người M’nông năm 2018; phục dựng Lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng năm 2023; phục dựng Lễ hội Cầu an của người S'tiêng Bù Đek năm 2024... Qua đó góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
 
Việc giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, trật tự an toàn xã hội, cảnh quan môi trường tại các lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các sở, ban, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo thẩm quyền của từng ngành đối với hoạt động lễ hội. Trong các hoạt động tổ chức lễ hội tại các di tích, danh lam thắng cảnh vấn đề an ninh, an toàn trật tự được chú trọng, Nhân dân địa phương và du khách đến tham gia, trải nghiệm lễ hội đều tuân thủ các quy định của Ban tổ chức lễ hội. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phản cảm trong các lễ hội được loại bỏ; các phong tục, hình thức lễ, các phần hội mang đậm giá trị nhân văn, khoa học được giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị. Nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đại bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn minh, nhất là trong lễ hội ngày càng tốt hơn.
 
Chú thích ảnh
Đồng bào Khmer xuống bàu bắt cá bằng những dụng cụ thô sơ truyền thống

Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước được chú trọng; phối hợp tổ chức các Lễ kỷ niệm lớn có ý nghĩa quan trọng. Việc phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan đơn vị và chủ thể là cộng đồng thực hành lễ hội góp phần tạo cho các hoạt động lễ hội diễn ra phong phú, đa dạng, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và an ninh trật tự, gắn kết trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; việc thông báo, đăng ký lễ hội của các địa phương trong tỉnh được thực hiện đúng quy định.
 
Các nghệ nhân người Tày trình diễn điệu hát Then với Đàn Tính
 
Nhìn chung, qua 10 năm triển khai thực hiện chỉ thị số 41, tỉnh Bình Phước đã đạt được những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng đa dạng và trở thành nhu cầu không thể thiếu của Nhân dân trong tỉnh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm, các sự kiện chính trị và Nhân dân vùng xa, vùng nông thôn và công nhân lao động các khu công nghiệp ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng.

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở nên việc triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 41, công tác quản lý, tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, nâng cao; chất lượng dịch vụ phục vụ du khách được chú trọng, mục tiêu gắn kết lễ hội với phát triển du lịch được nhiều địa phương thực hiện chất lượng, hiệu quả; công tác bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp trong lễ hội trên địa bàn được quan tâm thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

Việc triển khai thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ đã giúp các địa phương trong tỉnh tăng cường chỉ đạo, quản lý và tổ chức tốt các hoạt động lễ hội tiêu biểu trên địa bàn; trở thành cầu nối quan trọng tạo sự gắn kết cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các lễ hội được tổ chức an toàn, tốt đẹp, vui tươi, lành mạnh, đúng với phong tục truyền thống của địa phương, không có hiện tượng lễ hội tự phát, tiêu cực xảy ra.

Trong thời gian tới, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; đảm bảo việc quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của của pháp luật, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục; phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của Nhân dân.

Tăng cường công tác thanh tra, phối hợp kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, lễ hội, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng diễn ra tại các địa phương trong dịp Tết Nguyên đán, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc và các vi phạm khác theo thẩm quyền. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, các khu vệ sinh công cộng tại di tích nhằm đáp đảm bảo phục vụ du khách; đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại các di tích và nơi tổ chức lễ hội.

Một số hình ảnh lễ hội trên địa bàn tỉnh

 
 
 
Nghi thức giỗ Bà
 
Dựng lại cây nêu - văn hóa đặc trưng trong Tết Việt
 
Các nghệ nhân S’tiêng biểu diễn đàn đá tại Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”
 
 
Chú thích ảnh
Cá sau khi bắt được người dân chế biến thành những món ăn truyền thống và cùng nhau thưởng thức

Tác giả: Hồng Dương

 Tags: Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

141-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

lượt xem: 394 | lượt tải:92

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 346 | lượt tải:53

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 494 | lượt tải:95
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay28,062
  • Tổng lượt truy cập19,549,816
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây