Kinh tế Bình Phước “cất cánh” phát triển sau 25 năm tái lập

Thứ năm - 02/12/2021 08:58 2.586 0
Bình Phước trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp Bình Dương, Đồng Nai - các tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh, là cửa ngõ của vùng Tây nguyên trong kết nối với TP. Hồ Chí Minh, kết nối với nước bạn Campuchia qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Với vị trí như vậy, Bình Phước có được ảnh hưởng tích cực bởi làn sóng đầu tư của các tỉnh lân cận. 
 

Trải qua 25 năm xây dựng, phát triển và hội nhập và khát vọng vươn lên, tỉnh Bình Phước đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Thu ngân sách của tỉnh tăng gần 61 lần so với năm đầu tái lập

Những năm đầu tái lập tỉnh vô vàn khó khăn, thu ngân sách của tỉnh rất thấp, chỉ đạt 172 tỷ đồng. Sau 25 năm tái lập tỉnh, cơ cấu thu ngân sách chuyển biến tích cực theo hướng tăng nguồn thu từ doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thuế thu nhập cá nhân. Năm 2020, thu ngân sách của tỉnh ước đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, tăng gần 61 lần so với năm 1997. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh, số doanh nghiệp đăng ký mới giảm 6,65% so cùng kỳ năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất hoặc giải thể tăng, nhưng tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn đạt hơn 9.000 tỷ đồng, vượt 19% dự toán Bộ Tài chính giao và đạt 69% Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020.

Thu nhập bình quân đầu người tăng gần 26 lần, đời sống Nhân dân được cải thiện

Trong năm đầu mới tái lập, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh chỉ đạt 2,6 triệu đồng/người/năm. Đến nay, kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tích cực đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, đặc biệt là người dân ở khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ước đạt hơn 67,3 triệu đồng/người/năm, tăng gần 26 lần so với năm đầu tái lập tỉnh.

Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Leoch Battery (Việt Nam), Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước. Ảnh: Thanh Liêm


Chính sách thu hút đầu tư và ưu tiên phát triển các khu công nghiệp đạt được những hiệu quả rõ nét

Những năm đầu mới tái lập tỉnh, Bình Phước là tỉnh thuần nông. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế (chiếm khoảng 5% GRDP của tỉnh), chủ yếu là chế biến và khai thác mỏ với 31 doanh nghiệp tư nhân. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 75 tỷ đồng.

Qua 25 năm tái lập, Bình Phước hiện có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 81,66%, trong đó có 07 khu đã lấp đầy 100%. Chính sách thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của doanh nghiệp và Nhân dân.

Về đầu tư nước ngoài: Toàn tỉnh có 331 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký trên 3.511 triệu USD. Năm 2020, tỉnh đã cấp mới cho 36 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 436 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, cấp mới cho 60 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 691 triệu USD, tăng 250% số dự án và tăng 8,1 lần số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020, đạt 171% kế hoạch năm.

Về đầu tư trong nước: Toàn tỉnh có có 1.179 dự án, với tổng số vốn đăng ký 104.956 tỷ đồng. Năm 2020 đã thu hút được 120 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 12.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2021, thu hút được 88 dự án với số vốn đăng ký 9.206 tỷ đồng, tăng 23,94% về số dự án và tăng 2,4 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020, đạt 92% kế hoạch năm.

Đến nay, Bình Phước có khoảng 9.525 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 166.170 tỷ đồng. Riêng năm 2020, có 1.202 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 15.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2021, có 815 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký 15.979 tỷ đồng, giảm 6,65% về số doanh nghiệp và tăng 55,32% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020, đạt 67% kế hoạch năm. Kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp là bộ mặt nông thôn, đô thị thay đổi; các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phát triển; nhiều khu dân cư mới được xây dựng đã trở nên đông đúc.

Tăng mạnh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Ở năm đầu tái lập, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 70%. Sau 25 năm, cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản chuyển dịch đúng định hướng, đến nay chỉ chiếm 21,9%. Cơ cấu nội ngành phát triển tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng trong lĩnh vực chăn nuôi. Sản xuất từng bước gắn với chế biến và xuất khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, tác động mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chuỗi giá trị, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt được tỉnh quan tâm, ưu tiên tập trung trồng các loại cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh có giá trị kinh tế cao như: Cao su, điều, cà phê, hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả. Tính đến tháng 9/2021, tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh 419.415 ha, trong đó, cây điều là 141.595 ha; cây hồ tiêu là 15.920 ha; cây cao su 247.270 ha; cây cà phê 14.631 ha.

Chế biến gà thịt xuất khẩu công nghệ cao theo dây chuyền khép kín tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (đến từ Thái Lan) thuộc Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước. Ảnh: Thanh Liêm

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch được chú trọng đầu tư và bước đầu có kết quả khả quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tỉnh đã phê duyệt 07 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, triển khai quy hoạch vùng an toàn sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế; nghiên cứu, thử nghiệm thành công các mô hình như: Trồng các giống hoa lan nhiệt đới, dưa lưới, rau thủy canh trong nhà màng và ứng dụng công nghệ thông minh chăm sóc tự động. Chuyển giao hàng chục mô hình trồng cà phê ghép, cải tạo vườn điều già cỗi, xây dựng và phát triển vườn rau an toàn; một số sản phẩm như: Hạt điều Bình Phước, Hồ tiêu Lộc Ninh, Nhãn tiêu da bò Thanh Lương, vùng chăn nuôi bò, dê ứng dụng công nghệ cao Bình Long, Bù Đốp, đã được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý... Các mô hình hợp tác kinh tế và hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi sản xuất - chế biến đem lại hiệu quả và thu nhập cao hơn cho người nông dân.

Chăn nuôi chuyển biến rõ nét cả về quy mô và tổ chức sản xuất, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn, theo chuỗi giá trị; các cơ sở chăn nuôi lớn theo hình thức công nghiệp, hiện đại được hình thành và chiếm tỷ trọng cao; liên kết, khép kín từ chế biến thức ăn, sản xuất con giống đến chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ. Một số công ty, tập đoàn lớn như: Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty TNHH DE HEUS… đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh, tạo ra khối lượng sản phẩm cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Nhật Bản... góp phần đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 20% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tính đến đầu năm 2021 trên địa bàn toàn tỉnh có 371 trang trại chăn nuôi heo, gia cầm (282 trang trại heo và 89 trang trại gia cầm). Chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp chiếm trên 90,43%; có 182/371 trang trại chăn nuôi theo mô hình chuồng kín, ứng dụng công nghệ cao, chiếm 49% so với tổng các trang trại chăn nuôi; 189 trang trại chăn nuôi chuồng hở, nuôi bán công nghiệp, chiếm 51%. Tổng đàn gia súc ước có 1.224.294 con; tổng đàn gia cầm ước có 6,9 triệu con.

Tỉnh Bình Phước vốn là tỉnh thuần nông, những năm đầu tái lập, ngành công nghiệp của địa phương hầu như chỉ đang ở vạch xuất phát. Tuy nhiên, sau 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay Bình Phước đã đạt những thành tựu vượt bậc, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư ngoài nước.

(Tổng hợp theo Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Bình Phước)

Tác giả: Minh Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 162 | lượt tải:69

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 118 | lượt tải:48

118-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 539 | lượt tải:261
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay42,912
  • Tổng lượt truy cập13,295,713
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây