Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Chơn Thành trước năm 1930 đến năm 1945

Thứ sáu - 13/05/2022 03:44 1.607 0
Từ đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã thiết lập các đồn điền ở Chơn Thành, chúng tuyển mộ dân ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung làm phu đồn điền làm cho đội ngũ công nhân ngày càng gia tăng. Sự áp bức bóc lột tận cùng của chủ đồn điền và tay sai đã đẩy công nhân vào cảnh sống vô cùng cực khổ và họ đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn chủ đồn điền, bảo vệ quyền sống của mình.

Năm 1908, cuộc nổi dậy dưới sự lãnh đạo của ông Điểu Dố - người dân tộc Xtiêng đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc hưởng ứng, đoàn kết cùng nhau chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy vũ khí còn rất thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Điểu Dố rất dũng cảm. Thực dân Pháp hoảng sợ, nhiều lần mở các cuộc đàn áp quyết liệt. Điểu Dố cùng nghĩa quân quyết tâm chiến đấu đến cùng, không khuất phục kẻ thù. Điểu Dố anh dũng hy sinh để lại hình ảnh bất khuất, về người thủ lĩnh nghĩa quân trong lòng nhân dân nơi đây.

Tiếp theo cuộc khởi nghĩa của Điểu Dố, đồng bào các dân tộc ở khu vực Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh cũng vùng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do N’Trang Lơng lãnh đạo. Năm 1912, khởi nghĩa của N’Trang Lơng đã mở rộng ra toàn vùng. Bằng vũ khí rất thô sơ gồm cung tên, giáo mác, cây rừng vót nhọn, nhưng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, nghĩa quân đã làm cho quân Pháp nhiều phen kinh hồn bạt vía.

Từ năm 1918 đến năm 1930, liên tiếp các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số kết hợp với công nhân trong các đồn điền cao su có lúc lan rộng sang cả vùng bên kia biên giới. Phong trào đấu tranh của nhân dân nơi đây nổ ra ngày một nhiều, làm cho thực dân Pháp phải đối phó liên tục. Nhưng do lực lượng ít, vũ khí thô sơ, lại diễn ra lẻ tẻ, nên hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Mặc dù vậy, các cuộc khởi nghĩa đã thể hiện được tinh thần anh dũng, kiên cường chống ngoại xâm của đồng bào các dân tộc trên vùng đất này.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh tại chính quốc. Trong hoàn cảnh bị áp bức, bóc lột nặng nề, tinh thần đấu tranh của công nhân các đồn điền luôn sục sôi. Công nhân các làng “công tra” ở vùng Chơn Thành nhiều lần đứng lên đấu tranh.

Tại Chơn Thành, các cuộc đấu tranh ở các đồn điền liên tiếp nổ ra. Giữa năm 1933, cùng với việc tên Quận trưởng More bị giết tại Phú Riềng, nhân dân Chơn Thành nổi dậy tấn công đồn Bù Kol, tiêu diệt binh lính Pháp đồn trú tại đây. Từ cuối năm 1933 cho đến những năm đầu thập niên 1940, Chi bộ Đảng đã lãnh đạo và tổ chức anh em công nhân cũ siết chặt hàng ngũ với anh em công nhân mới, tạo sức mạnh đoàn kết trong đấu tranh.
                          Chế tạo vũ khí cho cách mạng - Ảnh tư liệu

Năm 1943, Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một được thành lập tại Dầu Tiếng do đồng chí Văn Công Khai làm Bí thư. Tổ chức Mặt trận Việt Minh của tỉnh cũng được thành lập. Lúc này, Tỉnh ủy chủ trương: Nơi nào đã phục hồi cơ sở đảng thì tổ chức các Hội cứu quốc, sau đó phát triển đến các nơi khác. Tại Chơn Thành, theo sự phân công của Tỉnh ủy, các đồng chí Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Chung và nhiều cán bộ, đảng viên khác chuyển về đây hoạt động, tiến hành xây dựng cơ sở cách mạng, nhằm khôi phục phong trào quần chúng.

Ngay sau khi giành chính quyền thắng lợi ngày 25-8-1945 ở Sài Gòn, Ủy ban khởi nghĩa quận Hớn Quản chỉ đạo công nhân tại các đồn điền cao su tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh lỵ. Đồng chí Lê Đức Anh hướng dẫn anh em công nhân và đồng bào dân tộc thiểu số tham gia giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ở thị trấn Chơn Thành, Ủy ban hành chính được thành lập do ông Ngô Tấn Nghi - một trong những lãnh đạo Thanh niên Tiền phong ở Chơn Thành làm Chủ tịch. Tại các xã, tổ chức Thanh niên Tiền phong được củng cố, kiện toàn.

Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Chơn Thành đã làm một cuộc cách mạng lịch sử. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của quân và dân Chơn Thành là kết quả tất yếu của những năm tháng theo Đảng làm cách mạng, mở ra trang sử mới trong lịch sử, đồng thời, tạo ra những tiền đề quan trọng để nhân dân Chơn Thành bước vào giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

Tác giả: M.An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 104 | lượt tải:90

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 318 | lượt tải:155

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 196 | lượt tải:110
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay35,000
  • Tổng lượt truy cập8,781,854
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây