Huyện ủy Bù Đăng ban hành Kế hoạch về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thứ tư - 24/01/2024 21:40 276 0
Thực hiện Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 12/4/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau:
1. Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn
- Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, học vấn cho nông dân và cư dân nông thôn. Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.
- Thực hiện quyền làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Phát huy tinh thần đoàn kết, tình lành, nghĩa xóm, tương thân, tương ái” đẩy mạnh phong trào nông dân khởi nghiệp, thi đua sản xuất kinh doanh, cùng nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư vững mạnh, tham gia quản lý xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Thực hiện tốt chính sách dân số và phát triển; chính sách bình đẳng giới, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, nâng cao năng lực, vị thế của phụ nữ ở nông thôn; chính sách bảo hiểm, khuyến khích, nâng nhanh tỷ lệ nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; chính sách ưu đãi người có công và các chính sách về việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Huy động tối đa các nguồn lực, triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn chuyên nghiệp, lành nghề để tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.
- Hội Nông dân, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp phát huy vai trò trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật, kiến thức sản xuất kinh doanh, khoa học – công nghệ; đẩy mạnh cuộc vận động “Bình Phước chung tay xây dựng nông thôn mới”, các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc’, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
2. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng
Triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn huyện, trong đó tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, tiềm năng (OCOP), lợi thế từng địa phương trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, cụ thể:
a) Trồng trọt
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch đối với mỗi loại cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện.
- Cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất đối với một số loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp; tăng tỷ trọng cây ăn trái, lúa chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực; giữ ổn định diện tích đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực; chuyển một phần diện tích đất cây trồng hiệu quả kinh tế thấp, đất lâm phần sang các mục đích sử dụng khác để phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực như điều, tiêu, sầu riêng…; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường và phục vụ du lịch.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững. Hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng mã số vùng trồng nhất là những cây trồng có tiềm năng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ phát triển các cơ sở sơ chế, đóng gói, chế biến sản phẩm và hệ thống kho bảo quản nông sản, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của doanh nghiệp xuất khẩu và thị trường các nước nhập khẩu.
b) Chăn nuôi
- Hình thành khu, vùng chăn nuôi tập trung, khép kín, xa khu dân cư, đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật chăn nuôi ngày 19/11/2018. Phát triển chăn nuôi quy mô trang trại tại các vùng có dư địa phát triển đảm bảo các điều kiện chăn nuôi trên cơ sở phát huy lợi thế đất đai, khí hậu, lao động…; chú trọng phát triển mô hình chăn nuôi đàn bò sữa tại xã Đăng Hà.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn; đồng thời hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn dịch bênh, truy xuất được nguồn gốc. Khuyến khích tổ chức sản xuất liên kết khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ chế biến, phân phối sản phẩm. Nâng cao chất lượng đàn vật nuôi để hướng đến thị trường xuất khẩu chính ngạch.
- Chuyển dịch mạnh mẽ sang chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn, xử lý tốt vấn đề môi trường. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; khuyến khích xây dựng cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi và thú y, tuyên truyền, hướng dẫn cho người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh…
c) Thủy sản
 Duy trì, phát triển nguồn lợi thủy sản sẵn có nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái.
d) Lâm nghiệp
- Thực hiện điều chỉnh cơ cấu 3 loại rừng phù hợp với Quy hoạch của tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và giảm thiểu tác hại do thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phát triển rừng kinh tế bền vững trên cơ sở lựa chọn đưa vào trồng rừng giống mới, giống có năng suất cao, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh để tăng diện tích rừng trồng gỗ lớn. Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa nghề rừng. Phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt, kém chất lượng bằng biện pháp khoanh nuôi, trồng bổ sung cây bản địa.
- Phát triển nông lâm kết hợp, lâm nghiệp đô thị, cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững gắn với rừng và triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa mục đích, tập trung đẩy mạnh trồng rừng tập trung, phân tán, vườn rừng, vườn nhà các loại cây có giá trị kinh tế cao. Chú trọng phát triển trồng cây dược liệu trên đất lâm nghiệp nhằm tận dụng tối đa khoảng không gian dinh dưỡng dưới tán rừng, mang lại thu nhập và cải thiện sinh kế của Nhân dân.
e) Tăng cưởng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, các cơ sở thu gom, giết mổ và sản xuất, kinh doanh sản phẩn nông, lâm, thủy sản thực phẩm; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền. Giám sát ô nhiễm thực phẩm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất chấm trong chăn nuôi, hóa chất bảo quản, các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước và sau khi thu hoạch, trong quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông trên thị trường theo thẩm quyền.
3. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn
- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; rà soát, cập nhật, đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất.
- Phát triển kinh tế nông thôn với cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hợp lý, dựa trên khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới lưu thông, bảo quản, chế biến, logistics, thương mại điện tử nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản của huyện được tiêu thụ nhanh, đảm bảo nâng cao hiệu quả nhanh cho doanh nghiệp và người dân.
- Cùng với phát triển nông nghiệp, chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông  nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn văn minh, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn; thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn.
- Đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào nông thôn, nhất là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nông thôn, từng bước giảm tình trạng di cư lao động nông thôn ra thành thị. Bảo tồn, phát triển các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
- Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, trang trại, các chủ thể sản xuất OCOP. Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng; phấn đấu thực hiện 01 sản phẩm du lịch cộng đồng và điểm du lịch tại các khu du lịch sinh thái.
4. Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa
- Nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị. Tập trung xây dựng, hoàn thiện, bảo trì hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông - thủy lợi, hạ tầng công nghệ thông tin, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao; khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung theo hình thức xã hội hóa… Khuyến khích tối đa đầu tư tư nhân, đầu tư theo hình thức hợp tác công tư gắn với nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phù hợp với trình độ phát triển, văn hóa và điều kiện cụ thể của từng địa phương, đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả bền vững, tránh dàn trải, lãng phí. Tập trung nguồn lực hỗ trợ, đầu tư các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới (Đồng Nai, Nghĩa Bình, Đăng Hà), phấn đấu đến năm 2024 có 100% số xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Hỗ trợ các xã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục duy trì, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm bền vững.
- Khuyến khích xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu để tạo môi trường, cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đưa nông thôn trở thành “nơi đáng sống”.
- Định hướng đa dạng hóa Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phù hợp với lợi thế, hoàn cảnh và cơ hội phát triển của từng địa phương theo 3 hướng:
+ Các xã có dịch vụ, thương mại và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh thì hướng tới đô thị hóa. Phát triển nông nghiệp đô thị, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ xã hội có chất lượng tiệm cận với đô thị, hình thành các “khu đô thị sinh thái”. Từng bước đưa đô thị phát triển về địa bàn nông thôn.
+ Các xã thuộc các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, sản xuất sản phẩm chủ lực của huyện thì xây dựng các vùng chuyên canh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có cơ sở hạ tầng và các cụm ngành chế biến – dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ kết nối hạ tầng với các thị trường lớn, khu trung chuyển, dịch vụ hậu cần lớn, kết nối với thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển các khu dân cư nông thôn phân tán theo địa bàn sản xuất, liên kết hài hòa với các đô thị để đảm bảo cung cấp dịch vụ kinh tế - xã hội.
+ Các xã nông thôn truyền thống tiếp tục phát triển sản phẩm đặc sản địa phương, làng nghề; phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch nông thôn trên cơ sở bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Phát triển các khu dân cư tập trung có quy mô thích hợp liên kết với đô thị ở các địa phương.
5. Triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Quản lý tốt việc sử dụng đất trồng lúa và đất rừng; sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất lúa; tránh tình trạng bỏ hoang, làm thoái hóa đất; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường phân cấp, phần quyền cho các cấp, các ngành đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.
- Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, trong đó tăng tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ, hạ tầng thương mại, đào tạo nhân lực, đảm bảo liên kết vùng, sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đầu tư công nghiệp và dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các vùng có lợi thế, vùng chuyên canh chính; phát triển công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
- Ưu tiên phân bổ, nâng cao hiệu quả ngân sách thực hiện chính sách: thu hút doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn; liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản; khuyến nông; đào tạo nghề; nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; cơ giới hóa nông nghiệp; phát triển chăn nuôi bền vững; bảo quản, chế biến, xuất khẩu nông sản; phát triển kinh tế rừng (kinh tế dưới tán rừng, trồng rừng gỗ lớn, làm giàu tự nhiên).
- Phát triển trang trại, kinh tế tập thể (hợp tác xã); phát triển sản phẩm OCOP. Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh đầu tư đối tác công tư; tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, phát triển dịch vụ, kinh doanh và chế biến nông sản.
- Tạo điều kiện khuyến khích thu hút đầu tư của các cấp các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhất là các vùng sâu, xa, khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi để giải quyết việc làm, chuyển đồi ngành nghề nông thôn. Khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh.
 
Ngày 15/12/2023 Xã Đoàn Kết huyện Bù Đăng đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022
 
6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
- Chuyển giao, ứng dụng các giống cây, con, quy trình sản xuất công nghệ mới tiên tiến để áp dụng vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại có hiệu quả.
- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ trong nông nghiệp. Hỗ trợ, phát triển các tổ chức trung gian kết nối công nghệ (trung tâm giao dịch, trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đổi mới sáng tạo…) để cung cấp dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, trang trại, hợp tác xã.
- Khuyến khích các doanh nghiệp và huy động mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển công nghệ chế biến sâu, công nghệ bảo quản, giảm tổn thất, lãng phí sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp số trong nền kinh tế. Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao; đăng tải các thông tin khoa học kỹ thuật đối với cây trồng, vật nuôi thù hợp với địa phương để người dân cập nhật.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động trẻ nông thôn muốn khởi nghiệp các kỹ năng về nông nghiệp, kỹ năng đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số theo hướng “trí thức hóa nông dân”; chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với giải quyết việc làm.
7. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai
- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất sản xuất đảm bảo phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương. Bảo vệ chặt chẽ diện tích đất chuyên trồng lúa theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện.
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phá rừng, cháy rừng, khai thác gỗ trái phép. Bảo vệ và phát triển rừng phải gắn với bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn môi trường sinh thái. Tập trung trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, các hồ chứa để bảo vệ chặt chẽ những cảnh quan sinh thái, môi trường; đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, trồng cây lâu năm có sinh khối lớn và có tổ chức thành rừng tự nhiên để nâng cao khả năng hấp thu Các bon, giữ gìn môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của Nhân dân trong bảo vệ môi trường nông thôn; triển khai hiệu quả các nội dung và giải pháp bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để thích ứng, phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đầu vào; xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải nông nghiệp; phát triển nông nghiệp sinh thái, đa dạng thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích áp dụng các công nghệ hiện đại, các giống cây trồng, vật nuôi có tính chống chịu cao, xác lập cơ chế giám sát chặt chẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, phát thải các bon thấp. Tăng cường chuyển giao các giống vật nuôi, cây trồng thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Thực hiện tốt công tác dự báo, xác định rủi ro; nâng cao năng lực phục hồi của hệ thống sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phát triển hài hòa các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường. Xây dựng kịch bản, phương án để ứng phó, khắc phục kịp thời khi có thiên tai, dịch bệnh… xảy ra.
8. Chủ động hội nhập, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ
- Tranh thủ, thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ cho các mục tiêu phát triển của huyện. Huy động các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho thực hiện phát triển bền vững.
- Chú trọng phát triển thị trường nông sản trong nước, ứng dụng thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm; hình thành chuỗi cung ứng - sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Tập trung đầu tư vào các khâu còn yếu, thiếu, nhất là công nghệ bảo quản, chế biến sâu sau thu hoạch.
- Đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng thế mạnh của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang Web của huyện; phát triển thương mại điện tử để quảng bá giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, qua zalo, qua facebook… Phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm đã được cấp quyền sở hữu công nghiệp, sản phẩm đã được bảo hộ ở các quốc gia trên thế giới, đồng thời hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm tiềm năng của huyện.
9. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ công; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện phân cấp và tăng cường phối hợp thực hiện. Thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới phương thức quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở.
- Tinh giản thủ tục, minh bạch thông tin, cụ thể hóa các nhiệm vụ gắn với trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức. Nâng cao năng lực chuyên nghiệp và đạo đức, trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y; Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Đổi mới nâng cao vai trò của Hội nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác thực sự trở thành đại diện bảo vệ quyền lợi và phục vụ cho nông dân và các cá nhân tham gia hợp tác xã. Nâng cao vị thế, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội… đưa các tổ chức xã hội ở nông thôn vào tham gia quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, thể chế trong nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn hiện đại, dân chủ, công bằng, văn minh để người dân thực sự đóng vai trò chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển.
 

Tác giả: Duy Khiêm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 104 | lượt tải:90

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 320 | lượt tải:157

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 199 | lượt tải:110
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay27,264
  • Tổng lượt truy cập8,798,387
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây