Hoàng Dũng sinh năm 1979. Cũng như những đối tượng khác, trước khi bước chân lạc lối vào con đường dân chủ, Hoàng Dũng cũng chỉ là một nhân vật vô danh và tất nhiên là thất bại trong sự nghiệp. Hoàng Dũng từng làm việc trong một công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo tại quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh nhưng chẳng hiểu sao công ty ngày càng làm ăn thất bát, hạnh phúc gia đình cũng bị đổ vỡ và sự sụp đổ bị đẩy lên cao khi Hoàng Dũng chính thức bị sa thải.
Trong những tháng ngày chán nản với cuộc đời - một người mất trắng cả sự nghiệp lẫn gia đình, Dũng đã kết bạn với Lê Thăng Long (một thành viên của tổ chức phản động Việt Tân). Từ đây, Dũng được Long “hà hơi”, bơm kích, vỗ về cái tôi của một thằng đàn ông bất tài, vô dụng. Khi nghe Long nhận định, Dũng sinh ra với “sứ mệnh” phải làm cái gì đó cho đời, chính vì vậy mà “làng dân chủ” lại kết nạp thêm một thành viên mới. Hoàng Dũng bước chân vào “con đường dân chủ” với một lý tưởng nghe thật cao siêu.
Từ một tay gà mờ không biết gì về chính trị, sau chuyến đi huấn luyện ở tổ chức VOICE (cánh tay nối dài của tổ chức phản động Việt Tân) của Trịnh Hội trở về, Hoàng Dũng như được “bơm máu” trở nên lõi đời hơn. Thời điểm đó, Dũng và đồng đảng đã xin được Quỹ quốc gia dân chủ Mỹ (NED) tài trợ hàng triệu USD để “thúc đẩy dân chủ Việt Nam”. Chính vì vậy, Hoàng Dũng đã sáng lập cái gọi là “phong trào con đường Việt Nam”.
Dưới sự chỉ đạo của Việt Tân, mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng Dũng đã nhanh chóng phát huy sở trường trên lĩnh vực quảng cáo của mình áp dụng sang lĩnh vực “đấu tranh dân chủ”. Dũng đã rất nhanh nhạy phát tán áp-phích quảng cáo, rải tờ rơi cho cuộc thi “Quyền con Lừa của tôi” do Việt Tân phát động. Không những vậy, Dũng còn móc nối đồng đảng Nguyễn Công Huân ở Đan Mạch, rỉ rả gửi lên mạng, rêu rao thành tích của phong trào. Sau chiến tích ấy, Dũng được phong trào tín nhiệm, được các thế lực thù địch “bơm” thêm tiền để thực hiện tiếp những phi vụ phá hoại mới.
Như chúng ta đã biết, tiêm vắc xin ngừa Covid-19 sớm nhất chính là liều vắc xin tốt nhất giúp đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân. Hiện nay, bên cạnh đẩy mạnh thử nghiệm để sản xuất vắc xin trong nước, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực thực hiện “ngoại giao vắc xin” để có thể tiếp cận vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất từ các nguồn bên ngoài. Ngoại giao vắc xin vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa là nhiệm vụ chiến lược, dài hạn và là “mặt trận” quyết định thành công đối với chiến lược vắc xin của Chính phủ.
Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã sớm dự báo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch, trong đó có triển khai chiến lược vắc xin. Theo đó, ngoại giao vắc xin được xác định là một mũi nhọn.
Trong thời gian qua, chiến lược vắc xin và ngoại giao vắc xin được triển khai rất quyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo, tham gia trực tiếp, rất quyết liệt, không câu nệ hình thức, ngoại giao song phương hay đa phương, điện đàm hay viết thư cho lãnh đạo các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các doanh nghiệp sản xuất vắc xin… để có những liều vắc xin phòng Covid-19 cho người dân.
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã kết thúc chuyến công du châu Âu kéo dài 7 ngày (chuyến tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo, thăm, làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ và thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan từ ngày 5 đến 11-9-2021. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chuyến công du của Chủ tịch Quốc hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sự thành công đầu tiên phải kể đến đó chính là ngoại giao vắc xin.
Ngay khi về nước tại Sân bay Nội Bài, đoàn công tác của Quốc hội đã bàn giao 200 ngàn liều vắc xin AstraZeneca và hàng trăm trang thiết bị y tế trị giá hơn 1.028 tỷ đồng được ủng hộ từ châu Âu. Trong chuyến công tác này, 2 nước Bỉ và Slovakia đã hỗ trợ Việt Nam tổng cộng 200 ngàn liều vắc xin và cam kết hỗ trợ, nhượng lại nhiều triệu liều vắc xin. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ các trang thiết bị và vật tư y tế, nhất là các bộ kit xét nghiệm Covid-19, tổng trị giá hơn 1.028 tỷ đồng. Số tiền 365 triệu đồng ủng hộ TP. Hồ Chí Minh và Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 do cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Czech và Cộng hòa Áo ủng hộ cũng được bàn giao trong dịp này.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chuyến thăm, một số hợp đồng liên quan đến sản xuất kit xét nghiệm, nghiên cứu và sản xuất vắc xin cũng được ký kết. Tập đoàn T&T đã ký với đối tác Đức hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất kit test PCR trị giá 80 triệu euro, tương đương 2.160 tỷ đồng; với đối tác Tây Ban Nha hợp đồng hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và sản xuất, đặt mua vắc xin với số lượng 50 triệu liều, trị giá 375 triệu euro, tương đương 10.125 tỷ đồng. Tổng giá trị các hợp đồng là 12.285 tỷ đồng. Không chỉ dừng lại ở đó, sau những nỗ lực đàm phán của Chủ tịch Quốc hội thì cả Chủ tịch Hội đồng và Chủ tịch Nghị viện châu Âu đều khẳng định sẽ cung cấp qua cơ chế COVAX khoảng 500 triệu liều vắc xin cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Về chính trị và kinh tế, chuyến đi của Chủ tịch Quốc hội đã phản ánh chính sách chủ động hội nhập của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên.
Tất cả người dân yêu nước đều nhận thấy chuỗi hoạt động tích cực, không kể ngày, đêm, sự chênh lệch múi giờ của Chủ tịch Quốc hội và đoàn công tác đều vì nhân dân, vì đất nước. Thế mà, dưới con mắt của Hoàng Dũng lại trở thành “một chuyến ăn xin”!
Cần thẳng thắn nhìn nhận, trong bối cảnh thiếu hụt vắc xin như hiện nay thì một liều mang về cũng là quý giá chứ đừng nói tới 200 ngàn liều. Cần phải hiểu rằng, không ngẫu nhiên mà Việt Nam được nhận những món quà ấy. Còn nhớ ngày 9-4-2020, Việt Nam đã tặng 550 ngàn khẩu trang y tế cho các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh nhằm ủng hộ các quốc gia này chiến đấu chống lại Covid-19 và sau đó là hàng loạt chuyến hàng cung cấp các trang thiết bị bảo hộ y tế, khử khuẩn. Sau những động thái nêu trên, Việt Nam đã nhận được không ít lời cảm ơn từ chính phủ và truyền thông các nước. Nhưng điều quan trọng, sự tri ân này đi kèm với lời khẳng định về quan hệ hợp tác giữa các nước cùng Việt Nam.
Ngoài việc châu Âu đang trả nợ ân tình được Việt Nam hỗ trợ thời điểm gánh chịu đợt dịch đầu tiên thì Việt Nam còn đóng một vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, việc gián đoạn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng trực tiếp toàn châu Âu. Từ đó có thể thấy, giá trị của Việt Nam đối với châu Âu, chẳng có miếng bánh nào là miễn phí, nếu bạn không có giá trị.
Vậy nên, những lời lẽ “hạ đẳng” của tên phản động Hoàng Dũng chỉ là tiếng kêu lạc lõng của một kẻ bán nước cầu vinh mà thôi.
Tác giả: Phan Khang
Ý kiến bạn đọc