Để tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn thành phố, phát huy sức mạnh của các cơ quan, đơn vị và địa phương lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Đồng Xoài (26/12/1974 - 26/12/2024), phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2024;
Ngày 25/12/2023, UBND thành phố Đồng Xoài đã tổ chức phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Đồng Xoài (26/12/1974 - 26/12/2024), căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 05 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể, phù hợpvới tình hình đơn vị để triển khai thực hiện nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024, trong đó quan tâm đẩy mạnh thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
hình ảnh khánh thành Quảng trường Thành phố Đồng Xoài.
Thứ nhất, thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao năng lực cạnh tranh PCI. Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, nhất là trong lĩnh vực thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, các dự án tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; Đổi mới, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả, giải quyết thủ tục nhanh, gọn, nhất là các dự án lớn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Lựa chọn danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư, hạn chế thu hút và không thu hút đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố; Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm chủ lực, phù hợp đặc thù của thành phố. Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, củng cố, nhân rộng các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất theo liên kết chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Triển khai thực hiện hiệu quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng nâng cao, kiểu mẫu phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Thứ hai, thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt” gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị thông minh; phát triển toàn diện văn hóa xã hội, coi trọng văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật; tập trung phát triển giáo dục và đào tạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng chuẩn hóa gắn với đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục; nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập với lộ trình phù hợp ở từng cấp học; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhất là tuyến y tế cơ sở, gắn với đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức và xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh; đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và xây dựng bệnh án điện tử; tăng cường công tác quản lý dược, trang thiết bị y tế, an toàn thực phẩm; thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo toàn diện và bền vững, có chính sách giảm nghèo cho hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội; tổ chức chi trả đúng, đủ, kịp thời trợ cấp xã hội cho các đối tượng chính sách. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác người có công gắn với đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, công tác trợ giúp xã hội, quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, đồng bộ, gắn với đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, các ngành nghề mũi nhọn.
Thứ ba, thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số: Tập trung xây dựng, hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử thành phố nhằm tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng toàn diện triển khai cải cách hành chính nhà nước các cấp thành phố đến xã, phường đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Thứ tư, thi đua nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước: Xây dựng chính quyền địa phương liêm chính, phục vụ, đổi mới sáng tạo; tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả; tăng cường phân cấp quản lý, điều hành cho các cấp chính quyền; đẩy mạnh quản lý, điều hành bằng quy chế, quy định, các văn bản quy phạm pháp luật. Phát huy vaitrò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong các cơ quan, đơn vị đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới; tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định; nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính ở phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thứ năm, thi đua nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Thi đua thực hiện tốt và có hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, xử lý kịp thời các trường hợp, tình huống công dân khiếu kiện vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”; giải quyết kịp thời các vụ việc mới phát sinh, tập trung chỉ đạo dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động có thể xảy ra tại cơ quan, đơn vị, củng cố lòng tin của nhân dân; phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong phát hiện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Thứ sáu, thi đua thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh: Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng vũ trang, thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; thực hiện hiệu quả Đề án diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch bố trí quốc phòng giai đoạn 2021 - 2025; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng lực lượng công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Thứ bảy, thi đua bảo vệ môi trường: Tăng cường phối hợp trong công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên, khoán sản, sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố; thường xuyên vận động nhân dân sử dụng nguồn nguyên liệu sạch không gây tác hại về môi trườngtrong sinh hoạt hàng ngày, tiết kiệm điện, nước mọi lúc, mọi nơi; phân loại, thu dọn rác thường xuyên và gom đến đúng nơi quy định; không vứt rác xuống dòng chảy, kênh mương, lòng đường, hè phố; đường phố sạch, xanh, sáng, đẹp, an toàn; trồng và chăm sóc cây xanh tại gia đình, khu dân cư và tại nơi làm việc. Tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; đề cao tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá khu phố, ấp và gia đình văn hóa.
Thứ tám, thi đua đẩy mạnh chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng: Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, đoàn viên và nhân dân; nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thể chế hóa và thực hiện tốt chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị xã hội làm nòng cốt.
Thứ chín, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đổi mới công tác tuyên truyền; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy, học tập, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung đi sâu vào việc đổi mới phong cách, lề lối, tác phong công tác với tinh thần: Trọng dân, gần dân, lắng nghe, đối thoại với nhân dân, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; nâng cao tinh thần trách nhiệm “Nói đi đôi với làm”, tránh bệnh thành tích, hình thức.