Để du lịch Bình Phước cất cánh Bài 4: FAMTRIP: KẾT NỐI ĐỂ ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG

Chủ nhật - 24/09/2023 22:11 541 0
Bình Phước có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cũng như di sản văn hóa phi vật thể. Đây là những lợi thế để tỉnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
Và để điều này thành hiện thực, vừa qua, Bình Phước đã phối hợp các tỉnh, thành phố lân cận và doanh nghiệp (DN) lữ hành tổ chức chương trình famtrip. Qua đó có cái nhìn khách quan về ngành du lịch của tỉnh; có căn cứ đưa ra chiến lược dài hơi, phù hợp điều kiện thực tế địa phương.
 
Famtrip là hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị. Từ chương trình, các hãng lữ hành đến các điểm du lịch của một địa phương để làm quen với những sản phẩm du lịch. Tại đây, các thành viên trong đoàn famtrip sẽ khảo sát, lựa chọn, xây dựng chương trình du lịch có tính hiệu quả thiết thực để chào bán cho du khách; từ đó, tạo ra cơ hội xúc tiến, hợp tác và phát triển du lịch.

Du lịch Bình Phước trong mắt doanh nghiệp lữ hành
“Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh; trải qua thăng trầm của lịch sử, Bình Phước lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, Bình Phước trở thành miền đất lành thu hút dân cư từ mọi miền đất nước đến sinh sống; tạo nên một Việt Nam thu nhỏ với nhiều nét văn hóa đặc trưng được tích hợp từ 41 thành phần dân tộc. Tất cả điều này đã tạo nên một Bình Phước rất đẹp, rất riêng, như nàng công chúa ngủ trong rừng”. Đó là nhận định của các DN lữ hành về tiềm năng du lịch tỉnh Bình Phước khi tham gia đợt khảo sát famtrip về tour du lịch “Tình đất đỏ miền Đông” do 2 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước và Tây Ninh phối hợp tổ chức.

 
Du khách trải nghiệm, hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập
 
Ông  Ngô Trần Ngọc Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết: Dưới góc nhìn của DN lữ hành, tôi thấy Bình Phước có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Đặc biệt, những điểm khác biệt trong du lịch Bình Phước đang có, như địa phương sở hữu một số cảnh đẹp thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa mà không nơi nào có được.

Đánh giá về tiềm năng, phát triển du lịch của Bình Phước, ông Nguyễn Trường Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Saco chi nhánh Tây Ninh cho rằng: Ngoài lợi thế về sự đa dạng di tích lịch sử, văn hóa, Bình Phước còn có rất nhiều điểm tham quan theo dạng du lịch trải nghiệm thiên nhiên vẫn chưa được khai phá, đầu tư phát triển mạnh. Nhưng tôi tin tưởng rằng, với những tiềm năng, lợi thế và biết tận dụng truyền thông, đẩy mạnh khai thác du lịch thì những tiềm năng chắc chắn sẽ được phát triển mạnh, nhất là về loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, kết hợp với du lịch về nguồn khám phá các điểm di tích lịch sử, văn hóa rất phù hợp với sở thích du khách quốc tế. Đồng thời, việc tạo ra các sản phẩm du lịch tham quan mạo hiểm, trải nghiệm là những điểm mạnh Bình Phước nên đầu tư phát triển trong thời gian tới.

Đối với lĩnh vực lưu trú du lịch, ông Trần Thành Công, Tổng quản lý khách sạn Melia Vinpearl Tây Ninh nhận định: Bình Phước có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý cũng như địa hình trong phát triển du lịch. Trên cơ sở tiềm năng sẵn có, Bình Phước nên đưa vào những mô hình phát triển tận dụng các lợi thế đó. Cụ thể, phát triển lĩnh vực lưu trú gắn liền với thiên nhiên dã ngoại. Đây là một sản phẩm có thể tăng cường tính trải nghiệm của du khách, phù hợp xu thế liên kết các vùng giữa Tây Ninh - Bình Phước hay là giữa Bình Phước với những tỉnh, thành ở khu vực Đông Nam Bộ. Đây được xem là lợi thế rất lớn để ngành du lịch Bình Phước có thể cất cánh trong tương lai.

Liên kết cùng phát triển
Lợi thế du lịch của Bình Phước là mỗi địa phương có thế mạnh khác nhau. Nếu như huyện Bù Đăng là nơi đã tạo ra nhiều nghệ nhân, “bức tượng sống” về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể; thì Lộc Ninh là bức tranh toàn diện về những mốc son lịch sử hào hùng của đất và người Bình Phước. Còn huyện biên giới Bù Gia Mập, có lợi thế phát triển du lịch trải nghiệm; đây là điểm đến của giới trẻ, những người có xu hướng thích khám phá thiên nhiên…

 
 
Du khách khám phá, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập
 
Ông Nguyễn Trường Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Saco chi nhánh Tây Ninh cho biết, trong 2 ngày trải nghiệm famtrip tại Bình Phước đọng lại trong ông rất nhiều cảm xúc: về cảnh sắc thiên nhiên, tất cả điểm đến, cung đường đi rất thuận tiện phát triển lĩnh vực du lịch.

Nhiều năm qua, Bình Phước đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo tỉnh ngày càng khang trang hơn. Bên cạnh đó, có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị 45 di tích được công nhận các cấp và 32 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, cấp tỉnh và được UNESCO công nhận. Đặc biệt, Bình Phước có bộ đàn đá Lộc Hòa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Trên nền tảng lợi thế, tiềm năng sẵn có cũng như sự gắn kết chặt chẽ với vùng không gian văn hóa, lịch sử rộng lớn của khu vực Đông Nam Bộ, Bình Phước đã, đang hình thành các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh và trải nghiệm phù hợp xu hướng du khách ngày nay.
Qua chuyến famtrip này, các DN lữ hành, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh có thêm cơ sở, căn cứ để trao đổi giúp Bình Phước nhận diện được những ưu điểm, hạn chế nhằm phát huy, đầu tư phát triển du lịch của tỉnh hiệu quả. Đặc biệt, là sự góp ý để giúp Bình Phước xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh và liên kết với các tour, tuyến du lịch ở các tỉnh, thành phố trong khu vực tạo thành những tour du lịch liên tỉnh, liên vùng. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch trong vùng Đông Nam Bộ.
Ông Đỗ Minh Trung
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Phước

Ông Ngô Trần Ngọc Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết thêm: Sau khi ký kết kết nối vùng Đông Nam Bộ về phát triển du lịch, hiện hiệp hội du lịch thuộc các tỉnh Đông Nam Bộ đã thành lập và kết nối với nhau để phát triển du lịch. Các địa phương đặc biệt quan tâm đến dư địa cũng như định hướng phát triển du lịch của Bình Phước. Việc triển khai liên kết vùng trong lĩnh vực phát triển du lịch giúp tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính chất liên kết giữa các địa phương với nhau. Qua đó, giúp DN kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có cơ sở kết nối và có sản phẩm du lịch để phối hợp. Trong đó, tập trung khai thác các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng như dịch vụ du lịch của các địa phương. Đồng thời, qua quá trình liên kết giúp các địa phương tìm ra sự khác biệt về lợi thế du lịch để tạo nên nét riêng, sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương nhằm thu hút du khách.

Thực tế so với những tiềm năng, lợi thế có được, từ năm 2018 đến nay, các di tích trên địa bàn tỉnh đón lượt khách đến tham quan, tìm hiểu còn rất khiêm tốn. Vì vậy, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì Bình Phước cần một sức mạnh tổng hợp từ chủ trương, chiến lược phát triển, ưu tiên nguồn kinh phí cũng như chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút xã hội hóa đối với du lịch. Đồng thời gắn với liên kết vùng nhằm tạo ra động lực đủ lớn giúp ngành kinh tế này thực sự cất cánh trong thời gian tới.


 

Tác giả: Nguồn: BPO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 135 | lượt tải:101

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 355 | lượt tải:194

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 234 | lượt tải:118
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay17,974
  • Tổng lượt truy cập8,960,964
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây