Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em theo Nghị quyết số 121/2020/QH

Thứ bảy - 18/09/2021 05:38 1.882 0

 

Tình trạng xâm hại trẻ em (XHTE) trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội, gây hoang mang, bất bình trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh và trật tự xã hội tại địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống XHTE. UBND tỉnh Bình Phước cùng với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện. Nhìn chung, công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo đúng thời gian, đạt yêu cầu, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế của địa phương, các trường hợp XHTE đều được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.
Trên địa bàn tỉnh từ ngày 19/6/2020 đến nay, tổng số trẻ em bị xâm hại có 67 trẻ em. Số trẻ em bị xâm hại trong giai đoạn này chủ yếu là xâm hại về tình dục, như: Hiếp dâm trẻ em từ 6-13 tuổi: 13 em; từ 13-16 tuổi: 4 em; Dâm ô trẻ em dưới 6 tuổi: 01 em, từ 6-13 tuổi: 10 em; 13-16 tuổi: 03 em; Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục từ 13-16 tuổi: 33 em. Giai đoạn này không xảy ra hình thức cướp, cướp giật tài sản, giết người, bắt giữ người trái pháp luật mà bị hại là trẻ em như các giai đoạn trước.
 
Các em học sinh Trường Tiểu học Đắk Á, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập sôi nổi tham gia các hoạt động với chuyên đề “Kỹ năng, phòng, chống  XHTE”
Các cấp ủy, chính quyền các cấp và các cấp hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền luật pháp, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em (CSTE) với nhiều hình thức và nội dung phong phú, kể cả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh đã phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyền miệng theo chuyên đề hoặc lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống các hành vi XHTE trong các buổi sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, khu dân cư cho trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng. Cơ quan chuyên môn như Lao động- Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan đã tăng cường công tác tuyên truyền như biên soạn và pháp hành sách pháp luật để phổ biến pháp luật trong đó có lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cấp phát cho các sở, ngành, đoàn thể và cơ sở, tủ sách pháp luật…. Các hoạt động tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng được duy trì thường xuyên. Đài PTTH và Báo Bình Phước 72 chuyên mục, 12 chuyên mục Dân số và sức khỏe, 60 chuyên mục Tạp chí thiếu nhi, 324 kỳ văn nghệ thiếu nhi. Trên báo in, báo điện tử 74 tin, bài; Tỉnh đoàn đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt hè, tọa đàm, sinh hoạt Đoàn cho hơn 53.530 học sinh tham gia. Ban Chỉ đạo hoạt động hè các cấp đã tổ chức gần 1.010 đợt tuyên truyền, thu hút khoảng 110.024 lượt thanh thiếu nhi tham gia ...
Theo đó, mục tiêu được xác định cụ thể là giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại trên tổng số trẻ em xuống dưới 4% vào năm 2025 và xuống dưới 3,5% vào năm 2030. Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi XHTE, người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Thiết lập cơ chế can thiệp khẩn cấp nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp xâm hại và bạo lực đối với trẻ em. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em, ngăn chặn các vụ việc XHTE xảy ra ở cơ sở, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội... Các cơ quan, ban, ngành, địa phương đã có sự phối hợp để kịp thời nắm bắt và xử lý các vụ việc liên quan đến XHTE, nhất là các vụ án phạm tội có tính chất nghiêm trọng, người bị hại nhỏ tuổi, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, sẽ giải quyết dứt điểm án có liên quan đến trẻ em, đảm bảo cuộc sống bình thường cho các em. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu vì trẻ em tại 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tổ chức thực hiện các mục tiêu về trẻ em, những chủ trương, chính sách có liên quan đến lĩnh vực (BVCSTE).
 Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng BVTE cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên các cấp đã được chú trọng. Tỉnh đã tổ chức tập huấn cho 355 người, cấp huyện tập huấn cho 550 người, cấp xã tập huấn 1300 người, tập huấn cho 780 người là cha mẹ, người chăm sóc trẻ, hướng dẫn các kỹ năng tự bảo vệ khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực cho 10.350 lượt trẻ em.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở cung cấp dịch vụ BVTE gồm có 01 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 11 trung tâm y tế cấp huyện, 01 bệnh viện tư nhân;  01 Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập; 04 Cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập. Tổ chức tập huấn hướng dẫn nhập dữ liệu trẻ em vào phần mềm cho cán bộ làm công tác BVCSTE ở cơ sở. Đến tháng 6/2021, hơn 85% dữ liệu về trẻ em được cập nhật vào phần mềm quản lý trẻ em.
Bên cạnh đó, công tác công tác BVTE, phòng, chống XHTE vẫn còn có một số tồn tại khó khăn. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi XHTE chưa đủ độ răn đe. Công tác tuyên truyền đôi lúc chưa được thường xuyên đến tất cả người dân, nhất là đối với người dân ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhận thức của một số hộ dân về công tác phòng, chống XHTE còn có mặt hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em luôn biến động và trình độ không đồng đều cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác truyền thông nhất là đối với hoạt động truyền thông trực tiếp. Là một tỉnh còn nhiều khó khăn nên nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương bố trí cho công tác trẻ em hàng năm còn rất hạn hẹp...
Tình trạng XHTE gây hậu quả nghiêm trọng đã và đang là một vấn nạn trong xã hội hiện nay. Cùng với số lượng nạn nhân gia tăng, các hành vi xâm hại thể chất, tâm lý hoặc bạo hành đối với trẻ em ngày càng biến tướng phức tạp. Thực trạng này đòi hỏi các cấp, các ngành và cộng đồng phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp BVTE hiệu quả, đồng thời nghiêm trị và ngăn chặn sớm những kẻ thực hiện hành vi XHTE./.
                                                                Thanh Tuấn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay49,428
  • Tổng lượt truy cập15,362,873
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây