Chiến dịch Nguyễn Huệ cho thấy bản lĩnh kiên cường, tinh thần và khả năng chiến đấu tuyệt vời của bộ đội ta

Thứ tư - 06/04/2022 11:12 1.891 0

Chiều 6-4, huyện Lộc Ninh tổ chức gặp mặt nguyên cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan, đơn vị, các nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ giải phóng Lộc Ninh ngày 7-4-1972.

Tại buổi gặp mặt, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4, nguyên Phó tư lệnh Mặt trận 479 cho biết: Tháng 10-1971, Trung ương cục, Bộ chỉ huy Miền quyết định tập trung khối quân lực mở chiến dịch tiến công mang mật danh Nguyễn Huệ, hướng chủ yếu là quốc lộ 13. Trong đó, huyện Lộc Ninh là khu quyết chiến mở màn chiến dịch do Trung tướng Trần Văn Trà, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Miền làm Tư lệnh. Nhiệm vụ của các đơn vị trong đợt quyết chiến này là Sư đoàn bộ binh 5 được tăng cường một tiểu đoàn xe tăng thiết giáp và được pháo 105, 122… của cấp trên chi viện, đảm nhiệm tiêu diệt Chiến đoàn bộ binh 9 và Chi khu Lộc Ninh quân Sài Gòn đang chiếm đóng ở thị trấn Lộc Ninh… Trung đoàn bộ binh 3 thuộc Sư đoàn bộ binh 9, Quân đoàn 4 đảm nhiệm đánh Thiết đoàn 1 và lực lượng bộ binh đi cùng, không để một chiếc xe nào của thiết đoàn này từ Hoa Lư về ứng cứu cho đồng bọn của chúng ở thị trấn Lộc Ninh đang bị Sư đoàn 5, Quân khu 7 của ta tấn công. Với mệnh lệnh của tư lệnh chiến dịch, các binh chủng của ta đã hiệp đồng tác chiến chặt chẽ và hiệu quả. Sau 3 ngày chiến đấu, ta làm chủ trận địa, địch bị thiệt hại nặng nề, huyện Lộc Ninh hoàn toàn được giải phóng và được chọn đặt trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

88888

Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Cựu chiến binh Quân đoàn 4 Vũ Quang Chiêm nhớ lại: Vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 5-4-1972, Sư đoàn bộ binh 5 của ta do Thượng tá Bùi Thanh Vân, Sư đoàn trưởng chỉ huy nổ súng tiến công quân địch ở thị trấn Lộc Ninh, thì 7 giờ cùng ngày, Thiết đoàn 1 và Tiểu đoàn 74 biệt động biên phòng quân Sài Gòn rời khỏi Hoa Lư cấp tốc chạy về ứng cứu cho đồng bọn ở thị trấn Lộc Ninh. Chúng bị Trung đoàn bộ binh 3, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 do Thiếu tá Phạm Kim, Trung đoàn trưởng chỉ huy chặn đứng tại ngã ba Lộc Tấn, lừa chúng vào thế bất lợi, bao vây, chia cắt, liên tục tấn công, đến 13 giờ ngày 6-4-1972, thiết đoàn và lực lượng bộ binh đi cùng bị tiêu diệt, bắt sống 490 tên. Ngay trong chiều 6-4-1972, Trung đoàn 3 cùng với các lực lượng của bộ đội địa phương và nhân dân các ấp 4A, 5A... đánh tan Tiểu đoàn bộ binh 2, đại đội bảo an và các đơn vị dân vệ quân Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn vùng dọc quốc lộ 13 từ ấp 4A ở sát thị trấn Lộc Ninh đến biên giới Việt Nam - Campuchia. Không còn lực lượng ứng cứu mạnh nhất cho khu vực thị trấn Lộc Ninh, chiều 7-4-1972, tên đại tá Nguyễn Công Vĩnh, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 9 và hàng trăm binh sĩ ngụy ở đây bị bắt sống… Lộc Ninh hoàn toàn giải phóng.

Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại và cho rằng thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ làm bàn đạp cho những hoạt động tiến công quân sự, chọc thủng tuyến phòng ngự cấp chiến đoàn của địch trên khu vực rộng lớn. Cùng với những trận đánh quyết liệt ở Lộc Ninh, Bình Long, Tàu Ô, Tân Khai... cho thấy bản lĩnh kiên cường, tinh thần và khả năng chiến đấu tuyệt vời của bộ đội ta trong chiến dịch.

Tác giả: TM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 79 | lượt tải:26

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 260 | lượt tải:90

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 221 | lượt tải:65
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay50,957
  • Tổng lượt truy cập14,555,006
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây