Dấu ấn của nữ tướng Nguyễn Thị Định trên đất Bình Phước

Thứ tư - 05/07/2023 05:56 1.580 0
Nữ tướng Nguyễn Thị Định được người dân Bến Tre trìu mến gọi với cái tên thân thuộc “cô Ba Định”. Bà sinh năm 1920, là con út trong gia đình có 10 người con ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khi tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh.

Hai năm sau bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre. Năm 1940, cả hai vợ chồng bà bị giặc Pháp bắt giữ, ông Bích  bị đày ra Côn Đảo và sau đó bị giết hại, còn bà bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Năm 1943, bà được trả tự do và trở về quê hương, tiếp tục hoạt động cách mạng.
 
Nơi sống và làm việc của bà Nguyễn Thị Định tại căn cứ Tà Thiết
 
 Dấu tích xưa trên đất Bà Rá hôm nay là vườn cây lưu niệm do bà Định trồng, hiện còn 2 cây vú sữa và 2 cây khế nay đã thành cổ thụ. Vườn cây này hiện nằm trên địa bàn phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, là điểm đến cho du khách gần xa về với Bà Rá.

 Năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì bà Định được Đảng và Nhà nước giao trọng trách Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là lần thứ hai bà Định đặt chân đến Bình Phước để cùng Bộ Tư lệnh Miền vạch đường lối cho trận chiến đấu cuối cùng để giải phóng miền Nam. Tại đây, những ý kiến chỉ đạo của bà đã góp phần lãnh đạo, chỉ huy toàn diện, góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngôi nhà bà ở và làm việc tại Căn cứ Tà Thiết được thiết kế nửa chìm, nửa nổi để tránh bom đạn. Mái được lợp bằng lá trung quân lấy tại rừng Tà Thiết. Loại lá này có độ bền cao, lâu mục, khó cháy. Trong nhà chỉ có một bộ bàn ghế làm việc đơn sơ và một chiếc giường để bà nghỉ ngơi.

Năm 1974, bà được phong hàm tướng - vị tướng đặc biệt như Bác Hồ từng nói: “Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định, cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân tộc”.

Sau khi đất nước thống nhất, bà được Đảng và Nhà nước giao nhiều trọng trách như: Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Trong lòng bạn bè thế giới, bà là biểu tượng của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, là trung tâm đoàn kết các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.

Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26/8/1992. Bà được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất và nhiều huân chương cao quý khác.

Những địa điểm mà bà Nguyễn Thị Định đã sống và làm việc trên quê hương Bình Phước nay đã được xếp hạng di tích như Di tích Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định; di tích Núi Bà Rá; di tích Căn cứ Tà Thiết. Ba di tích ghi dấu ấn của bà chính là địa chỉ đỏ của tỉnh Bình Phước, là chứng tích lịch sử vô cùng quan trọng để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 132 | lượt tải:101

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 353 | lượt tải:192

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 233 | lượt tải:118
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay35,935
  • Tổng lượt truy cập8,944,564
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây