Huyện Hớn Quản có 2 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh trong năm 2022

Thứ ba - 22/11/2022 04:46 2.078 0
Trong năm 2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1616/QĐ-UBND xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích khảo cổ Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 (xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản) và Chùa Đức Minh (xã Minh Đức, huyện Hớn Quản) được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 47/QĐ-UBND.

Di tích Chùa Đức Minh

 

Di tích Chùa Đức Minh hiện nay tọa lạc tại ấp 1A, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Di tích Chùa Đức Minh thuộc loại hình di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật. Đây là di tích gắn liền với các giai đoạn lịch sử của vùng đất Hớn Quản nói riêng và của vùng đất Bình Phước nói chung. Nơi đây đã từng chứng kiến và ghi dấu quá trình hình thành các đồn điền cao su của tư bản Pháp và hoạt động khai thác cao su của thực dân Pháp, cùng với đó là những chính sách bóc lột sức lao động của tư bản Pháp đối với những người công nhân cao su Việt Nam.

Trong giai đoạn thực dân Pháp đặt ách cai trị, Chùa Đức Minh là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân trong vùng và của tầng lớp công nhân cao su. Chùa là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp công nhân cao su vượt qua được khó khăn dưới sự hà khắc của chế độ lao động tại các đồn điền cao su của tư bản Pháp. Ngày nay, Chùa Đức Minh là cơ sở tôn giáo phục vụ nhu cầu sinh hoạt của phật tử xã Minh Đức và các địa phương khác thuộc huyện Hớn Quản.

Hiện nay, hầu hết các công trình của Chùa Đức Minh được xây dựng năm 1936 đều không còn dấu tích, được xây dựng lại năm 1995 và tu bổ năm 1997. Đây là công trình có giá trị kiến trúc tiêu biểu thời Pháp thuộc tại Bình Phước nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Di tích khảo cổ Thành đất hình tròn Tân Hưng 3
Di tích thành đất hình tròn Tân Hưng 3 hiện nay thuộc ấp Hưng Lập A, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 là một di tích đất đắp dạng tròn thời tiền sử, đồng dạng với gần 70 Thành đất hình tròn được phát hiện ở Bình Phước. Di tích phân bố trên ngọn đồi nhỏ và ngắn nằm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, đầu phía Tây – Nam tiếp giáp với một ngọn đồi lớn có địa hình cao hơn. Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 có hai vòng thành đất ngăn cách bởi một con hào, ở giữa là khu đất trống hình lòng chảo với một lối ra vào.

Di tích này đã được tiến hành thăm dò, khai quật theo giấy phép khai quật số 1810/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tám hố thám sát mở tại nhiều vị trí đã cho thấy, vòng đất bên trong phạm vi giới hạn của hào trũng chính là khu vực cư trú của cư dân cổ. Quy mô di tích không lớn lắm so với các di tích cùng loại, chỉ khoảng 18.000m2, trong đó khu vực cư trú diện tích chỉ khoảng gần 7.000m2, với tầng văn hóa từ 0,7m đến 0,9m cho thấy thời gian cư trú không quá dài. Tổ hợp di vật của Tân Hưng 3 giống với các di tích đồng dạng trên địa bàn Bình Phước và các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai thời tiền sử. Di tích này rất đặc biệt, góp phần giúp cho chúng ta có những hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của địa phương.

Tác giả: M.An

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay53,889
  • Tổng lượt truy cập15,416,197
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây