Ngành Thuế đã đạt được những kết quả ấn tượng và toàn diện

Thứ ba - 01/08/2023 04:25 1.093 0
Đó là ghi nhận của Thứ trưởng Cao Anh Tuấn đối với những kết quả đã đạt được của cơ quan thuế các cấp tại Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm và định hướng triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 do Tổng cục Thuế tổ chức tại Hà Nội chiều 18/7.

Cùng tham dự Hội nghị, tại điểm cầu Hà Nội có tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; Tại điểm cầu 62 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đại diện Lãnh đạo Cục Thuế và các đơn vị đại diện Cục Thuế, Chi cục Thuế địa phương
 
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị
 
Thu NSNN đạt trên 54% dự toán
 
Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, năm 2023, dự toán thu NSNN được Quốc hội giao cho cơ quan Thuế là 1.373.244 tỷ đồng. Kết quả thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2023 do ngành Thuế quản lý ước đạt 743.003 tỷ đồng, bằng 54,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 94,2% so với cùng kỳ, trong đó: Thu từ dầu thô: Ước đạt 30.617 tỷ đồng, bằng 72,9% so với dự toán, bằng 85% so với cùng kỳ trên cơ sở giá dầu thô bình quân ước đạt 87 USD/thùng; Thu nội địa ước đạt 712.386 tỷ đồng, bằng 53,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 94,7% so với cùng kỳ. Số thu theo 3 khu vực: Thu từ khu vực DNNN ước đạt 58,1%; khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 52%; Khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ước đạt 54,8%. Số thu thuế, phí nội địa ước đạt 577.893 tỷ đồng, bằng 54% so với dự toán pháp lệnh, bằng 98,4% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh kinh tế chịu sự tác động không thuận lợi bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, việc đạt được kết quả thu như trên là nỗ lực không nhỏ của ngành Thuế. Để có được kết quả đó, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm Tổng cục Thuế đã triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm và 22 nhóm giải pháp đã đề ra tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2022. Đây chính là nền tảng để ngành Thuế triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao. Đáng chú ý là một số nhiệm vụ trọng tâm đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, công tác thanh tra, kiểm tra được cơ quan thuế các cấp triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề quản lý của ngành như tăng cường công tác thanh tra kiểm tra thuế đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra thuế trong lĩnh vực hóa đơn; hoàn thuế GTGT; các DN có phát sinh giao dịch liên kết...Tính đến hết tháng 6 năm 2023, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 25.912 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra được 276.366 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế bằng 91,06% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 30.276 tỷ đồng bằng 177% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác quản lý nợ thuế, thu hồi nợ thuế đã được cơ quan thuế các cấp quan tâm, chú trọng triển khai. Kết quả 6 tháng đầu năm, toàn ngành Thuế thu hồi nợ thuế ước đạt 21.408 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nợ ngành Thuế quản lý ước tính đến thời điểm ngày 30/6/2023 là 151.976 tỷ đồng, tăng 1,3% so với thời điểm ngày 31/5/2023, tăng 2,8% so với thời điểm ngày 31/12/2022; Lũy kế kết quả thực hiện xử lý nợ từ khi Nghị quyết số 94/2019/QH14 có hiệu lực (01/7/2020) đến cuối tháng 6/2023 ước đạt 37.059 tỷ đồng.
 
Toàn cảnh Hội nghị
 
Công tác quản lý hoàn thuế được triển khai, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm và gian lận trong hoàn thuế GTGT, cơ quan thuế các cấp đã tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ thường trực giúp việc Ban chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống gian lận trong hoàn thuế GTGT.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cơ quan thuế đã ban hành 8.510 quyết định tương ứng số thuế đã hoàn 61.093 tỷ đồng, bằng 33% so với kinh phí hoàn thuế GTGT năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt.

Hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý thuế

Tổng cục Thuế đẩy mạnh điện tử hóa, số hóa công tác quản lý thuế; phát triển ứng dụng CNTT đáp ứng các yêu cầu mới trong công tác quản lý thuế. Hiện nay, toàn bộ các tổ chức, DN, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT. Tính đến ngày 30/06/2023, số lượng HĐĐT cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý là hơn 4,37 tỷ hóa đơn, trong đó 1,3 tỷ đồng hóa đơn có mã; hơn 3 tỷ hóa đơn không mã.

Cơ quan thuế đẩy mạnh áp dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản lý thuế, quản lý hóa đơn góp phần kiểm soát, phát hiện nhanh NNT gian lận về hóa đơn, ngày 24/4/2023, Tổng cục Thuế đã chính thức đưa vào vận hành, triển khai “Hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý HĐĐT”.

Đối với công tác triển khai HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, tính đến ngày 30/6/2023, có 25.996 cơ sở kinh doanh đã áp dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền - đạt 63,8% so với kế hoạch, số lượng HĐĐT đã phát hành lũy kế trong hơn 6 tháng kể từ khi bắt đầu triển khai là 10,36 triệu hóa đơn.

Tổng cục Thuế đã triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Tổng cục Thuế đã tham mưu trình Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về đẩy mạnh kết nối chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ. Ngành Thuế tập trung triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT qua các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí chuyên ngành. Đến nay đã có 57 NCCNN đăng ký, kê khai và nộp thuế qua Cổng TTĐT (trong đó có các NCCNN lớn trên thế giới như: Google, Apple, Facebook, Netflix, TikTok, Microsoft). Trong 06 tháng đầu năm 2023, tổng số thuế các NCCNN đã khai, nộp NSNN là 3.944 tỷ đồng.
 
Cục thuế các địa phương đã kiến nghị nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Hội nghị
 
Ngày 15/12/2022, Tổng cục Thuế đã chính thức vận hành Cổng thông tin TMĐT để tiếp nhận thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT. Đến nay, cổng TTĐT đã ghi nhận 333 sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc cung cấp thông tin, trong đó có nhiều sàn chiếm thị phần lớn như: Shopee, Lazada, Sendo, Voso, tiki….

3 nhóm giải pháp trọng tâm

Trước những kết quả đã đạt được của cơ quan thuế các cấp, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà ngành Thuế đã đạt được trên các mặt công tác thuế trong 6 tháng đầu năm 2023. Thứ trưởng cho rằng: những kết đã đạt được trong 6 tháng đầu năm của ngành Thuế là “rất ấn tượng và toàn diện”.

Thứ trưởng nhắc lại tại Hội nghị sơ kết ngành Tài chính, Lãnh đạo Chính phủ đã ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, sáng tạo, phấn đấu, sự cố gắng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã có đánh giá và kết luận về tình hình triển khai thực hiện công tác 6 tháng đầu năm 2023 đặc biệt là trong việc tham mưu, đề xuất ban hành và tổ chức triển khai nhiều chính sách, giải pháp tài khóa kịp thời, phù hợp tình hình, cùng với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần ổn định vĩ mô, ...Trong thành tích chung của ngành Tài chính, có kết quả và đóng góp quan trọng của Ngành Thuế. Điều này được thể hiện rõ trên các mặt công tác như số thu NSNN; Công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; Công tác cải cách và hiện đại hóa ngành thuế, công tác thanh tra, kiểm tra....

Đối với nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng đồng tình với các giải pháp Tổng cục Thuế đã đề ra tại Báo cáo trung tâm và ý kiến tham luận của các đại biểu tại Hội nghị trong đó Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục Thuế phải phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2023 được giao, tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách. Tập trung đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ đọng. Tập trung xây dựng dự toán ngân sách năm 2024 và kế hoạch 2024-2026.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, toàn ngành thuế từ nay đến cuối năm và cả sang năm cần triển khai 3 nhóm giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, về công tác hoàn thiện thể chế: Tổng cục Thuế tập trung thực hiện triển khai chiến lược cải cách hệ thống thuế bao gồm việc tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách và công tác quản lý thuế. Tập trung thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng chính sách theo chương trình xây dựng văn bản pháp luật năm 2023 được phân công chủ trì cũng như phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính.

Thứ hai, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn nhân lực và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế. Trong đó, ngành Thuế cần tập trung rà soát hoàn thiện bộ máy cơ quan thuế từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở đó phối hợp với đơn vị có liên quan để trình quyết định chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Thuế.

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trong toàn ngành. Tiếp tục thực hiện kỷ luật tài khóa, triệt để tiết kiệm chi tiêu NSNN.
 
Quyền Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng
 
Thứ ba, đẩy mạnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng quản lý thuế. Theo Thứ trưởng, trong thời đại 4.0 , cơ sở hạ tầng Quản lý Thuế hiện nay quan trọng nhất là hạ tầng số. Thời gian qua, ngành Thuế đã tiến một bước dài trong chuyển đổi số công tác quản lý thuế: từ kê khai điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử và mới nhất là hóa đơn điện tử, kê khai điện tử xuyên biên giới. Đến thời điểm này ngành Thuế cần tiếp tục thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu Quản lý thuế, đẩy mạnh nâng cấp các công cụ khai thác, phân tích, quản lý, sử dụng dữ liệu từ hóa đơn điện tử phục vụ công tác quản lý thuế; Quản ký hộ kinh doanh qua bản đồ số, cơ sở dữ liệu giao dịch BĐS…

“Thu Thuế phải thu được lòng dân”

Thứ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác truyền thông trong hoạt động quản lý thuế. Theo Thứ trưởng, hoạt động của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng luôn gắn liền với mọi hoạt động của của nền kinh tế Việt Nam và thế giới nên có nhiều chính sách, lĩnh vực liên quan rất nhạy cảm, do đó đòi hỏi cán bộ thuế, nhất là những người làm công tác tuyên truyền, truyền thông phải hết sức linh hoạt, nhạy bén. “Các đồng chí cần chú trọng đến hiệu quả, chất lượng của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT bằng nhiều phương thức trọng tâm là phương thức điện tử và tạo sự đồng thuận của xã hội và cả hệ thống chính trị. Bây giờ không còn là thời hô khẩu hiệu truyền thông mà cần đi vào tuyên truyền trên từng lĩnh vực cụ thể”, Thứ trưởng yêu cầu.

Thay mặt Ban lãnh đạo Tổng cục Thuế, Quyền Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành trân trọng cảm ơn và tiếp thu triệt để những ý kiến chỉ đạo, quán triệt của Thứ trưởng Cao Anh Tuấn, nhất là những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế và những nhiệm vụ, biện pháp, giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2023.

Quyền Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết, ngay sau Hội nghị, Tổng cục Thuế sẽ cụ thể hoá những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng; tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị thành các nhiệm vụ, giải pháp công tác để triển khai thực hiện xuyên suốt, thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống thuế.

Tác giả: NA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 78 | lượt tải:26

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 259 | lượt tải:90

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 220 | lượt tải:65
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay50,957
  • Tổng lượt truy cập14,536,535
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây