Cũng theo BHXH Việt Nam, nguyên nhân của sự gia tăng số người rút BHXH 1 lần là do dịch Covid-19 dẫn đến đời sống khó khăn, khiến nhiều người lao động đã đề nghị hưởng BHXH 1 lần để có khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, một số ít người vì lợi ích trước mắt, muốn rút BHXH 1 lần để có luôn một khoản “tiền tươi” tiêu dùng... Tuy nhiên, ngoài lý do nêu trên thì còn 2 nguyên nhân nữa là do quy định của luật pháp. Thứ nhất là quy định về thời gian đóng BHXH quá dài - 20 năm. Cụ thể, đối với lao động nam để được hưởng đủ 75% lương hưu vào năm 2021 thì phải có đủ 34 năm đóng BHXH. Thứ hai là quy định cho phép rút BHXH 1 lần chưa đủ chặt chẽ khiến người dân đua nhau rút BHXH 1 lần.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, giải pháp hữu hiệu nhất là cần phải có hướng hỗ trợ, giải quyết nhu cầu trước mắt cho người lao động. Ví dụ, đối với những người có nguyện vọng rút BHXH 1 lần vì những lý do bất khả kháng do bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, không có tiền để trang trải, duy trì cuộc sống thì phải tính tới chính sách hỗ trợ tạm thời. Có thể giải quyết theo hướng hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp, coi sổ BHXH là tài sản thế chấp và giải quyết các thủ tục vay nhanh gọn cho người dân. Vì khi nhu cầu tài chính trước mắt được giải quyết, thì người dân sẽ không còn muốn rút BHXH 1 lần nữa.
Để khắc phục căn cơ và lâu dài đối với tình trạng nêu trên thì việc sửa Luật BHXH theo hướng rút ngắn thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, các quy định về việc cho rút BHXH 1 lần cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng đưa ra nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn chặt chẽ hơn, điều kiện ràng buộc khắt khe hơn để người dân phải cân nhắc giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài khi quyết định. Theo đó, có thể cho phép người lao động rút BHXH 1 lần nhưng chỉ được rút tương đương với phần mà người lao động đã đóng. Còn phần người sử dụng lao động đóng thì giữ lại khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu sẽ được nhận.
Cho rút BHXH 1 lần là không đúng với chính sách hưu trí, an sinh lâu dài. Hiện không quốc gia nào trên thế giới thực hiện việc này. Vì thế, Việt Nam không nên là ngoại lệ. Hơn nữa, khi đã thấy chính sách đang bộc lộ bất cập thì cần thiết phải sớm sửa đổi. Có như vậy thì trụ cột của chính sách an sinh xã hội mới đứng vững.
Tác giả: BPO
Ý kiến bạn đọc
Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024
lượt xem: 80 | lượt tải:28Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024
lượt xem: 260 | lượt tải:90Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
lượt xem: 221 | lượt tải:65