Cần biết: “4 không, 2 phải” để phòng ngừa lừa đảo trực tuyến
Gia Phúc (tổng hợp)
2024-01-17T18:13:45-05:00
2024-01-17T18:13:45-05:00
https://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/tuyen-truyen/can-biet-4-khong-2-phai-de-phong-ngua-lua-dao-truc-tuyen-2453.html
https://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/uploads/news/2024_01/dat-giai-2023-5.png
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước
https://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/uploads/logo-btg.png
Thời gian gần đây, lực lượng công an ghi nhận nhiều vụ lừa đảo với các phương thức, thủ đoạn lừa trực tuyến mới ngày càng tinh vi. Để phòng ngừa, người dân cần biết 4 Không, 2 Phải.
Thời điểm cận Tết là giai đoạn các loại tội phạm lừa đảo tăng cường hoạt động. Điển hình là thủ đoạn giả mạo các thương hiệu, doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa ra các chương trình "quà tặng, trúng thưởng Tết", "khuyến mãi Tết", "vé xe, vé máy bay Tết giá rẻ" hay dưới dạng "Hội thi áo dài Xuân"... Bằng cách dùng những giải thưởng, mặt hàng có giá trị hấp dẫn, rẻ hơn so với giá thị trường, đối tượng lừa đảo dễ dàng tiếp cận nạn nhân thông qua cuộc gọi, tin nhắn, mạng xã hội.
Tổng hợp từ các thông tin từ các đơn vị đã khuyến cáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa ra các khuyến cáo "4 KHÔNG, 2 PHẢI" để tránh bị lừa đảo trên không gian mạng như sau:
1. CẦN TRÁNH “4 KHÔNG”
- Không sợ
Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân, thông báo có liên quan đến vụ án…
- Không tham
Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận "phi thực tế" mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ "việc nhẹ, lương cao"…
- Không kết bạn với người lạ
Khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen, mời tham gia các hội nhóm mà không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, tham gia; không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng.
- Không chuyển khoản
Khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo.
2. CẦN “2 PHẢI”
- Phải cảnh giác thường xuyên
Chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội…
- Phải tố giác ngay với công an khi có nghi ngờ
Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý.
Tác giả: Gia Phúc (tổng hợp)