Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch

Thứ tư - 08/12/2021 09:10 525 0
Tiểu Ban Tuyên truyền phòng chống dịch COVID -19 của tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền với thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”
Sau 2 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh khoảng 02 tuần gần đây có diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới trong cộng đồng có chiều hướng tăng lên, đặc biệt trong đồng bào dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (trung bình 01 ngày có khoảng trên 500 ca mắc mới); cùng với sự xuất hiện của biến chủng vi rút mới (Omicron) ở nhiều nước trên thế giới đã gây tâm lý hoang mang, lo ngại; người dân một số địa phương có biểu hiện chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Để góp phần quan trọng vào việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Tiểu Ban Tuyên truyền phòng chống dịch COVID -19 của tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền với thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch” với các nội dung như sau:

1. Tiếp tục bám sát quan điểm, chỉ đạo mới, thông điệp quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID19, trong đó tập trung tuyên truyền thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh để triển khai công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

2. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp, hướng dẫn an toàn ở các ấp, sóc có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hãy luôn thực hiện tốt quy định 5K, hạn chế đến nơi đông người vì nguy cơ lây nhiễm rất cao; hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số các kiến thức về cách ly F1 tại nhà; điều trị F0 không triệu chứng để khi dịch lan rộng có thể tự cách ly, điều trị tại nhà với các trường hợp đủ điều kiện. Tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số hiểu tiêm vắc xin chỉ có tác dụng giảm lây lan, giảm nguy cơ tử vong, chứ không an toàn tuyệt đối, người được tiêm 2 mũi vắc xin vẫn bị nhiễm Covid-19 và đã có nhiều trường hợp người bệnh nền tử vong mặc dù đã được tiêm 2 mũi vắc xin. Do đó, khi tiêm đủ 02 mũi vắc xin vẫn phải nghiêm túc thực hiện tốt 5K. Chủ động theo dõi phòng, chống dịch bệnh cho bản thân và gia đình, đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe khi thấy trong người có các biểu hiện ho, sốt, mệt mỏi...
 
Ảnh minh họa.
 
3. Tuyên truyền hạn chế tập trung đông người vào các dịp lễ trọng của các tôn giáo như Giáng sinh, ngày rằm tháng chạp vào dịp cuối năm và tết dương lịch. Nâng cao thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải dựa trên nguyên tắc “5K + vắc xin, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác như: đông - tây y kết hợp, phối hợp chặt chẽ người dân với chính quyền, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch COVID-19.

4. Tiếp tục truyền thông sâu rộng quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để cài đặt thói quen “bình thường mới” vào tiềm thức hằng ngày của từng người, “bình thường mới” không phải là bình thường, mà là tuyệt đối không được lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoảng hốt, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến dịch bệnh.

5. Truyền thông nhấn mạnh đánh giá cấp độ dịch để xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án phòng, chống dịch theo hướng ở quy mô càng nhỏ càng tốt, đánh giá tới cụm dân cư, từng khu dân cư. Khi đó, các biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, sự phát triển kinh tế - xã hội trên diện rộng. Việc sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng COVID -19, sẽ thay đổi tiêu chí đánh giá dịch theo hướng đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong, tình hình đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân mà không đặt nặng về số ca mắc mới.

6. Báo chí, truyền thông, các trang fanpage cần thận trọng khi thông tin về một số “sự cố” tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong khi chờ kết luận của Hội đồng chuyên môn, thông tin theo nguồn tin chính thức từ cơ quan chức năng có thẩm quyền địa phương và Bộ Y tế, KHÔNG bình luận, khai thác mở rộng làm nóng vấn đề, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến chiến dịch tiêm chủng.

7. Chủ động truyền thông về việc xuất hiện biến thể mới của COVID-19 (B. 1.1.529 có tên là Omicron) ở nhiều nước Châu Âu (Anh, Đức, Italia, Hà Lan,..) để nâng cao cảnh giác. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng ý thức phòng, chống dịch; cảnh báo một số quốc gia trên thế giới có thể phải “đóng cửa trở lại” nếu không cùng nhau kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

8. Tuyên truyền thống nhất triển khai ứng dụng PC-COVID, ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ khai báo y tế và kiểm soát đi lại giữa các địa phương để người dân di chuyển thuận lợi, không để ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Tác giả: Gia Phúc (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Hôm nay38,586
  • Tổng lượt truy cập17,011,475
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây