Đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và điện lưới sau 25 năm tái lập tỉnh

Thứ tư - 22/12/2021 17:31 574 0
Với chủ trương: Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sau 25 năm tái lập, hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Phước đã có bước phát triển đột phá, từng bước hiện đại.

Bình Phước trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp Bình Dương, Đồng Nai - các tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh, là cửa ngõ của vùng Tây nguyên trong kết nối với TP. Hồ Chí Minh, kết nối với nước bạn Campuchia qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Với vị trí như vậy, Bình Phước có được ảnh hưởng tích cực bởi làn sóng đầu tư của các tỉnh lân cận. Bình Phước đang đẩy mạnh triển khai các dự án giao thông huyết mạch, tạo sự đột phá trong đầu tư hạ tầng giao thông, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Đứng trước cơ hội phát triển, tỉnh Bình Phước chủ trương đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo điều kiện kết nối giao thương với các tỉnh lân cận và vươn ra các nước trong khu vực.

Kết cấu hạ tầng giao thông có phát triển đột phá, lưu thông hàng hóa và việc đi lại của Nhân dân ngày càng thuận tiện

Khi tái lập tỉnh, hệ thống giao thông rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu đi lại của Nhân dân. Quốc lộ 13 và 14, đường tỉnh quản lý xuống cấp trầm trọng; các tuyến đường huyện, xã chủ yếu là đường đất “nắng bụi, mưa lầy”. Đầu năm 1997, Bình Phước chỉ có 103 tuyến đường với chiều dài hơn 1.200 km, tỷ lệ đường cấp phối sỏi đỏ và đường đất chiếm gần 84%.


Tuyến đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 13 từ trên cao.

Với chủ trương: Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sau 25 năm tái lập, hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Phước đã có bước phát triển đột phá, từng bước hiện đại. Hiện nay, toàn tỉnh đã có trên 2.850 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 8.900 km, trong đó, các tuyến giao thông huyết mạch (Quốc lộ 13, 14, ĐT741) và các tuyến đường tỉnh đã nhựa hóa 100%, lưu thông thuận lợi, kết nối giữa Tây Nguyên với tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và kết nối thành phố Hồ Chí Minh đến các nước Campuchia, Lào, Thái Lan qua cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư và giữa các địa phương trong tỉnh. Hoàn thành xây dựng tuyến đường tuần tra biên giới kết nối lưu thông giữa tỉnh Bình Phước với tỉnh Đắk Nông và Tây Ninh, đảm bảo quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới. Tỉnh đã kêu gọi và huy động vốn của doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT, BT, hoàn thành một số dự án trọng điểm như: Dự án BOT Quốc Lộ 13 đoạn An Lộc - Chiu Riu; dự án BOT mở rộng đường ĐT 741 đoạn Bàu Trư - Đồng Xoài và đoạn Đồng Xoài - Phước Long; dự án BT đường Minh Hưng - Đồng Nơ kết nối giao thông liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã xây dựng được 6.900 km đường giao thông. Trong đó, giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư với 3.900 km đường bê tông triển khai theo cơ chế "Nhà nước và Nhân dân cùng làm". Đặc biệt từ năm 2019, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề mỗi năm xây dựng 1.000km đường nông thôn theo cơ chế đặc thù. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã xây dựng được gần 2.000km đường nông thôn, góp phần chuyển biến tích cực đời sống của người dân vùng nông thôn. Hạ tầng giao thông hiện đại đã tạo thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa, thu hút đầu tư, tạo liên kết giữa các vùng miền, thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh phát triển.

Điện lưới quốc gia đã về hầu khắp các khu dân cư, thôn, ấp, khu vực biên giới

Giai đoạn đầu khi mới tái lập tỉnh, cơ sở vật chất ngành điện rất khó khăn, thiếu thốn, lưới điện cũ nát, chắp vá, thường xuyên quá tải và có sự cố kỹ thuật. Năm 1997, toàn tỉnh chỉ có 441 km đường dây hạ thế, 436 km đường dây trung thế, 324 trạm biến áp phân phối điện; điện thương phẩm chỉ đạt trên 34,8 triệu KWh; doanh thu đạt trên 22,3 tỷ đồng. Toàn tỉnh chỉ có gần 17% hộ được sử dụng điện.

Thi công lưới điện trung thế cấp cho Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước, huyện Chơn Thành 

Đến cuối tháng 9/2021, Bình Phước có 01 trạm biến áp 220KV với tổng dung lượng 375MVA; 09 trạm biến áp 110KV với tổng dung lượng 649MVA; số trạm biến áp phân phối điện là 8.973 TBA phân phối với tổng dung lượng gần 1,7 triệu kVA. Toàn tỉnh có 8.340 km đường dây truyền tải điện, trong đó, có 4.369 km đường dây trung áp và 3.971 km dường dây hạ áp. Tổng sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh (tính đến ngày 30/9/2021) đạt hơn 2 tỷ KWh, tăng gấp trên 58 lần so với năm 1997. Tổng doanh thu ngành điện năm 2020 đạt trên 4.480 tỷ đồng, trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt trên 3.719 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 264.310/266.575 hộ gia đình có sử dụng điện, đạt 99,15%, gấp 6 lần so với năm tái lập tỉnh.

Áp dụng, chuyển giao có hiệu quả các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ vào đời sống, sản xuất của Nhân dân

Những ngày đầu tái lập tỉnh, Bình Phước thiếu nguồn nhân lực chuyên môn cao. Lúc đó, ngành khoa học - công nghệ của tỉnh chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, từng bước xây dựng mạng lưới khoa học - công nghệ.

Đến nay, nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. 25 năm qua, đã có 321 đề tài, dự án các cấp (gồm 07 dự án Nông thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ và quản lý; 206 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh và 108 đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở). Trong đó, đã nghiệm thu 269 đề tài, dự án; đang triển 52 đề tài, dự án.

Tổng số đề tài, dự án được đã được ứng dụng phục vụ sản xuất và đời sống là 263/269 đề tài, dự án. Hiện nay, còn 6 đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã nghiệm thu đang làm thủ tục chuyển giao ứng dụng. Kinh phí dành cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ năm 1997 đến nay đạt gần 117 tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn 2015 - 2020, kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ của tỉnh đạt gần 54 tỷ đồng.

Việc ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất các loại cây trồng thế mạnh của tỉnh, giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân. Tiêu biểu là các dự án, đề tài đã được ứng dụng và chuyển giao thành công vào sản xuất và đời sống Nhân dân, như: Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc nâng cao chất lượng chế biến nhân hạt điều xuất khẩu tại tỉnh Bình Phước”; Dự án “Xây dụng mô hình sản xuất gạch không nung bằng công nghệ Polymer vô cơ tại tỉnh Bình Phước”; Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Bình Phước”; Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất công nghệ chế biến gỗ điều tại Bình Phước”…

Mặc dù, còn gặp không ít khó khăn như, không gần cảng biển, sân bay, hệ thống giao thông chưa có đường cao tốc kết nối vùng; lao động tay nghề cao còn thiếu, nhất là nhóm lao động liên quan đến các ngành kỹ thuật, marketing, kế toán, ngoại ngữ, xuất nhập khẩu... Nhưng có thể nói, Bình Phước là nơi “đất lành chim đậu” nên khá dễ thu hút nguồn nhân lực từ nơi khác đến, nhất là người trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn bổ sung cho lực lượng lao động địa phương vẫn còn thiếu.

(Tổng hợp theo Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 25 năm ngày lập tỉnh Bình Phước)

 

Tác giả: Gia Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 147 | lượt tải:49

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 108 | lượt tải:81

05

Tài liệu chuyên đề năm 2024 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Phước

lượt xem: 1720 | lượt tải:828
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay17,094
  • Tổng lượt truy cập8,251,808
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây