Bù Đăng: Một số kết quả sau 03 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW

Thứ tư - 06/10/2021 23:24 1.148 0
Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18-01-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” trên địa bàn huyện Bù Đăng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Công tác tuyên truyền về lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử huyện đảng bộ nói riêng luôn được Huyện uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí kinh phí thực hiện. Trong đó, Đề án “Tôi yêu lịch sử Việt Nam” do Đoàn Thanh niên huyện phát động dành cho đoàn viên thanh niên khối cơ quan và khối nông thôn, đoàn viên các trường học, học sinh từ các cấp được tổ chức qua hình thức thi “Rung chuông vàng”. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đã đăng ký Đề tài khoa học cấp huyện “Nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Bù Đăng”, được Hội đồng chấm đề tài của huyện đánh giá cao, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện. Theo đó, giáo trình giảng dạy lịch sử địa phương của huyện đã được biên soạn thành tài liệu chính thức dành cho ba cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), in ấn và cấp phát về cho các trường học làm tài liệu giảng dạy, học tập.

Hàng năm, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đều theo dõi, giám sát việc tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương, giáo dục công dân của các trường học trên địa bàn. Kết quả cho thấy hầu hết các trường thực hiện nghiêm túc trong việc thực hiện đề án của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, bố trí số tiết học trong năm đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc lồng ghép giáo dục lịch sử địa phương được các hội, đoàn thể, các chi bộ Đảng tích cực triển khai trong các đợt sinh hoạt định kỳ và chuyên đề; lồng ghép trong các đợt thông tin thời sự do huyện tổ chức.


Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích cách mạng, kháng chiến được quan tâm đầu tư. Huyện có rất nhiều di tích mang tính lịch sử, có giá trị giáo dục truyền thống rất cao như Sóc Bom Bo, Tượng đài Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Điểu Ong, Căn cứ Nửa Lon, Cánh đồng Bù Môn,… được quan tâm đầu tư gìn giữ. Đặc biệt, khu di tích cách mạng Sóc Bom Bo được đầu tư xây dựng với quy mô 113,4 ha, tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, hàng năm thu hút một lượng lớn du khách thập phương tham quan tìm hiểu, về nguồn.

 
Khu bảo tồn văn hoá dân tộc S'tiêng Sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW còn nhiều hạn chế như: Việc tổ chức biên soạn lịch sử đảng bộ các xã, thị trấn vẫn chậm so với kế hoạch đề ra; hoạt động giảng dạy lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử địa phương nói riêng ở các trường học còn nặng về số liệu, sự kiện, ít hình ảnh minh hoạ, phương pháp giảng dạy chủ yếu thuyết giảng thông qua tài liệu được cấp dưới dạng sách, chưa có video minh hoạ./.

Tác giả: H.Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập189
  • Hôm nay56,741
  • Tổng lượt truy cập17,029,630
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây