Linh hoạt phương thức vận chuyển trên tuyến đường biển chiến lược

Thứ hai - 04/10/2021 21:28 1.552 0

Khi quyết định mở tuyến đường vận tải chiến lược trên biển-Đường Hồ Chí Minh trên biển, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy (Quân ủy Trung ương), Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ công tác khảo sát đánh giá tình hình, tổ chức các chuyến đi thể nghiệm, trinh sát đến việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, đặc biệt là xác định phương thức vận chuyển phù hợp với từng giai đoạn...

Phương thức vận chuyển giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển, bởi trong điều kiện tàu thuyền, trang thiết bị kỹ thuật của ta còn hạn chế; diễn biến thời tiết phức tạp và kẻ thù phong tỏa, ngăn chặn quyết liệt. Đúc rút kinh nghiệm sau những chuyến đi biển từ Nam Bộ ra miền Bắc thành công, giai đoạn 1961-1965, Đoàn 759 xác định phương thức vận chuyển kết hợp hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp; lấy hoạt động hợp pháp làm phương thức chủ yếu, xen kẽ, trà trộn vào những đoàn tàu đánh cá của ngư dân địa phương trên biển. Quá trình vận chuyển, đơn vị luôn chủ động, táo bạo, bất ngờ, lợi dụng sơ hở của địch để đưa hàng đến bến. Đồng thời lên các phương án linh hoạt để đối phó, nếu bị địch phát hiện, kiên quyết chiến đấu bảo vệ hàng, giữ bí mật tuyệt đối tuyến đường. Để bảo đảm phương tiện, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo cải dạng những chiếc tàu gỗ thành tàu đánh cá, không có số hiệu cố định, đến đầu năm 1963, những chiếc tàu sắt đầu tiên được đóng mới, trang bị cho Đoàn 759. Ngay sau khi Đoàn 759 phát triển thành Đoàn 125 Hải quân (năm 1964), đơn vị đã huy động 20 tàu vỏ sắt và vỏ gỗ trọng tải từ 50 đến 100 tấn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí cho Nam Bộ và Khu 5.

99999

Những con tàu không số trên đường vào chiến trường. Ảnh tư liệu 

Với việc chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ; làm tốt công tác ngụy trang, nghi binh, chiếc tàu đầu tiên mang phiên hiệu “Phương Đông 1” đã vượt hàng nghìn ki-lô-mét đường biển trước sự ngăn chặn gắt gao của địch, chở 30 tấn vũ khí cập bến Vàm Lũng (Cà Mau). Từ ngày chuyến tàu đầu tiên xuất bến (11-10-1962) đến tháng 2-1965, Đoàn 125 đã sử dụng 3 tàu gỗ, 17 tàu sắt, tổ chức 88 chuyến đi, vận chuyển được hơn 4.700 tấn vũ khí cho các chiến trường.

Giai đoạn 1965-1968, sau sự kiện Tàu 143 bị địch phát hiện ở Vũng Rô (Phú Yên) tháng 2-1965, con đường bí mật trên biển vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam đã bị Mỹ, ngụy quân Sài Gòn phát hiện, yếu tố bí mật, bất ngờ không còn. Ngay sau đó, Mỹ và ngụy quân Sài Gòn tăng cường kiểm soát, phong tỏa trên không, trên biển và dọc bờ biển miền Nam, đồng thời chúng mở chiến dịch chống thâm nhập đường biển. Sau một thời gian tạm ngừng vận chuyển để nghiên cứu, Quân chủng Hải quân đã xác định được phương thức vận chuyển mới là đi theo tuyến xa bờ trên vùng biển quốc tế, dẫn tàu theo phương pháp hàng hải thiên văn; đồng thời cải dạng các tàu phù hợp với hình thức hoạt động và vận chuyển trên hải phận quốc tế. Trong giai đoạn 1965-1968, Đoàn 125 tổ chức vận chuyển được 410 tấn vũ khí cho chiến trường miền Nam.

Giai đoạn 1969-1972, sau Tết Mậu Thân 1968, trước tình hình mới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Quân chủng Hải quân tạm ngừng việc vận chuyển trực tiếp cho chiến trường, Đoàn 125 chuyển sang vừa vận chuyển trên các tuyến đường sông, đường biển ở miền Bắc, vừa nghiên cứu phương thức mới phù hợp để tiếp tục vận chuyển chi viện cho các chiến trường. Cuối năm 1969 và năm 1970, Đoàn 125 tiếp tục vận chuyển theo phương pháp hàng hải thiên văn nhưng đi theo đường mới, ngược lên hướng Bắc, sang Trung Quốc rồi vòng xuống phía Nam, đi qua Hoàng Sa, Trường Sa, qua vùng biển Malaysia, quay lại vịnh Thái Lan rồi chuyển hướng vào Nam Bộ. Cuối năm 1969, Đoàn 125 tổ chức 3 chuyến tàu chở vũ khí vào Nam Bộ, nhưng chỉ có 1 chuyến thành công, chở được 59 tấn vũ khí vào Cà Mau. Năm 1970, Đoàn 125 đã tổ chức 6 chuyến thành công, vận chuyển được gần 260 tấn vũ khí và 4 đội công tác vào chiến trường.

Bước sang năm 1971, với quyết tâm tìm con đường mới, phương thức mới để đưa vũ khí vào chiến trường, Quân khu 9 nghiên cứu, đề xuất và được trên đồng ý sử dụng phương thức vận chuyển công khai hợp pháp theo đường biển để đưa vũ khí từ miền Bắc vào Nam Bộ, Đoàn 125 làm nhiệm vụ dẫn dắt, hộ tống cho đội thuyền của Quân khu 9 ở những khu vực biển nhất định. Từ năm 1971 đến 1973, Đoàn 125 và Đoàn 371 đã tổ chức 58 chuyến tàu, có 35 chuyến thành công, chở được hơn 580 tấn vũ khí, hàng hóa vào chiến trường. Cuối năm 1973, Quân ủy Trung ương chỉ thị tạm dừng vận chuyển đường biển.

 Đầu năm 1975, công tác vận chuyển đường biển tiếp tục hoạt động và vẫn theo phương thức công khai hợp pháp, Đoàn 125 đã huy động toàn bộ lực lượng thực hiện đợt vận chuyển binh lực đột kích chủ yếu vào chiến trường (mật danh T5) và vận chuyển phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần “Thần tốc, táo bạo chở người và vũ khí vào mặt trận”. Trong tháng 3 và 4-1975, Đoàn đã vận chuyển gần 17.500 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị chủ lực vào chiến trường; 40 xe tăng và gần 8.000 tấn vũ khí, nhiên liệu... góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tác giả: LH (TH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Hôm nay58,518
  • Tổng lượt truy cập17,031,407
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây