Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Bình Phước

Thứ bảy - 07/12/2024 04:45 80 0
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng “Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, tạo điều kiện để cư dân nông thôn trở thành cư dân đô thị... Huy động và phát triển các nguồn lực khác để thực hiện thành công mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị Trung ương lần thứ năm, khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định “Nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc”; bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh thực hiện các biện pháp chuyển đổi số trong nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có xây dựng nông thôn mới, xem đây là giải pháp đặc biệt quan trọng để đổi mới nông thôn.

Để cụ thể hóa nội dung này, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1360/QĐ-UBND, ngày 28/7/2022 về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Tại tiêu chí số 8 “Thông tin và Truyền thông” quy định xã nông thôn mới cần đạt các điều kiện về điểm phục vụ bưu chính; dịch vụ viễn thông, internet; có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành…

Bằng sự quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo, đến nay nội dung chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã có những kết quả bước đầu. Nhiều địa phương đã bố trí kinh phí, tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và người dân và xây dựng các mô hình. Chương trình được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, 95% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Có 86/86 xã (100%) đạt chuẩn tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông (bộ tiêu chí về xã nông thôn mới); 23/73 xã (29%) đạt chuẩn tiêu chí số 15 về hành chính công (bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao).

 
7777777777
Tập huấn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Bù Gia Mập
(hình ảnh: Tỉnh đoàn Bình Phước)

Sở Thông tin và Truyền thông đang tiến hành rà soát xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành tích hợp, tập trung, thống nhất nhằm chuẩn hóa, chia sẻ dữ liệu, cập nhật kịp thời thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điêu hành như: số hóa lĩnh vực thủy lợi, nước sạch nông thôn, chăn nuôi, lâm nghiệp... các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh (điều, cao su, tiêu, cà phê, cây ăn trái...), các sản phẩm được chứng nhận OCOP.

Nhiều hộ dân, nhiều hợp tác xã đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng, sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, như sử dụng máy bay không người lái để chăm sóc vườn cây, xây dựng hệ thống tưới tự động…

Mặc dù vậy, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tương đối thấp, chưa đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của người dân ở nhiều vùng còn hạn chế, trình độ học vấn chưa cao nên việc tiếp thu kiến thức khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất chưa đạt yêu cầu; kiến thức, kỹ năng trong chuyển đổi số còn ở mức thấp. Đặc biệt, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra trong quá trình chuyển đổi số và xây dựng xã nông thôn mới thông minh. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin còn lạc hậu, hạ tầng viễn thông băng rộng kém phát triển ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; mức độ bảo mật và an toàn thông tin kém. Nhiều vùng còn khó khăn, chưa bảo đảm tiếp cận internet, chưa có nhiều thiết bị điện thoại thông minh. Trang thiết bị cho cán bộ, công chức xã còn hạn chế, cấu hình kỹ thuật thấp, lạc hậu, thời gian sử dụng quá lâu. 

Để tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, Bình Phước cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền và người dân. Để từ đó tích cực, chủ động học hỏi và mạnh dạn ứng dụng công nghệ số vào xây dựng chính quyền số, vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp số và phát triển xã hội số ở nông thôn. Để làm được điều này, cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo, các mô hình khuyến nông về vai trò và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ các cấp, hướng tới mức độ 3, mức độ 4 ở cấp xã. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần phải tương thích với các trình duyệt web thông dụng; dễ dàng tìm thấy dịch vụ; có cơ chế hướng dẫn, tự động khai báo thông tin; có chức năng để người sử dụng đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử dụng; bảo đảm thời gian xử lý, trao đổi dữ liệu nhanh; hoạt động ổn định; có địa chỉ thư điện tử để tiếp nhận góp ý của người sử dụng.

Hội Nông dân các cấp chủ động phối hợp với các tập đoàn, công ty viễn thông xây dựng các dự án nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, hội viên nông dân; nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đời sống của nông dân. Qua đó, nông dân được hướng dẫn, chia sẻ các kiến thức về sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet; giới thiệu những gương hội viên có mô hình sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi làm ăn hiệu quả nhằm khích lệ các thành viên tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ với nhiều hội viên khác; hướng dẫn cách khai thác, tìm hiểu thông tin giá cả thị trường, địa chỉ tin cậy về giống, vốn, vật tư; giới thiệu và quảng bá nông sản...

Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được xác định là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, nhờ đó các chất thải, phế, phụ phẩm được tái chế, làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát và giảm tối đa lượng chất thải, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng phụ, phế phẩm trong sản xuất, bảo vệ môi trường.

Khuyến khích người dân tạo gian hàng thương mại điện tử với các sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận phương thức mua bán nông sản an toàn, hiện đại dưới sự quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý. Phát triển công nghệ thông tin gắn với hỗ trợ nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử như thiết lập, sử dụng hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng, hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, sử dụng những công cụ kinh doanh điện tử... tập huấn cho các hộ nông dân thực hiện các kỹ năng livestream, họp nhóm, gửi hình ảnh hoặc video...; cùng nông dân đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm... 

Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số.

Tác giả: L. Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

141-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

lượt xem: 74 | lượt tải:23

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 111 | lượt tải:18

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 240 | lượt tải:66
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay40,652
  • Tổng lượt truy cập18,158,280
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây