Nâng cao chât lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025

Chủ nhật - 08/12/2024 17:59 91 0
Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; phạm tội và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,...) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm ít nhất 5% so với năm trước; có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả… Đây chính là tiêu chí số 19 về an ninh để hướng tới mục tiêu hoàn thành xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 1360/QĐ-UBND, ngày 28/7/2022 về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Để đạt được tiêu chí này trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện. Có 11/11 UBND các huyện, thị xã, thành phố và 12/12 phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh được phân công địa bàn, lĩnh vực xây dựng mô hình đã tổ chức xây dựng, thành lập mô hình mới với đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Bằng sự quyết tâm và đổi mới, đến nay toàn tỉnh có 375 mô hình, điển hình tiên tiến về bảo đảm an ninh, trật tự, như: Mô hình “Tiếng kẻng an ninh”, “Tổ an ninh nhân dân tự quản”, “Đội dân phòng tuần tra bảo vệ an ninh, trật tự”, “Giáo xứ an toàn về an ninh, trật tự”, mô hình “Tái hòa nhập cộng đồng”, “Trường học an toàn về an ninh, trật tự”, “ Khu dân cư không có tội phạm hoạt động hoặc nếu có thì phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời”, “Đội xe ôm phòng, chống tội phạm”, “Khu nhà trọ công nhân an toàn về an ninh, trật tự” tại các khu công nghiệp, mô hình “Ban Chỉ huy thống nhất” của các công ty cao su trên địa bàn tỉnh, mô hình kết nghĩa của lực lượng công an với các thôn, ấp, sóc phức tạp về an ninh, trật tự; mô hình “Camera an ninh”...

 
2222222222222
Ra mắt mô hình "Đội công nhân xung kích bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới"
ở huyện Bù Đốp (hình: VTV online)

Nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân, góp phần giảm 6,27% tội phạm so với giai đoạn trước, vượt chỉ tiêu Bộ Công an giao (chỉ tiêu ít nhất 5%). Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm đạt chỉ tiêu được giao. Không để phát sinh tội phạm có tổ chức, băng, nhóm tội phạm (đơn giản, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng). Không để tồn tại tụ điểm tệ nạn xã hội (mại dâm, cờ bạc, ma túy) phức tạp…

Tại nhiều địa phương đã quán triệt và thực hiện tốt phương châm "phòng" hơn "chống", tiếp tục củng cố, duy trì hoạt động các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Đặc biệt, đã chú trọng công tác "tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải", qua đó vận động toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng khu dân cư, cơ quan, nhà trường an toàn về an ninh trật tự.

Để giữ vững và nâng cao chất lượng thực hiện tiêu chí về an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, thời gian tới các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị tiếp tục đổi mới nội dung tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng thôn, ấp trên địa bàn xã; kịp thời tuyên dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, những mô hình hoạt động hiệu quả, điển hình tiên tiến tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn; tuyên truyền kết quả triển khai thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới cũng như kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn.

Tập trung làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những dấu hiệu phức tạp, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, những vấn xã hội đang quan tâm để xuyên tạc, kích động biểu tình, gây rối, chống phá chính quyền, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh những đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước, chống người thi hành công vụ để làm gương, răn đe. 

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên các lĩnh vực, như đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, quản lý cư trú… Chủ động phòng ngừa và đấu tranh với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn. Tập trung mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường ở địa bàn nông thôn.

Quan tâm xây dựng lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đầu tư trang bị, đào tạo cho các lực lượng này đủ khả năng làm nòng cốt trong tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn nông thôn, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng tôn giáo, miền núi.

Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an cơ sở trong công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và gắn với thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước khác.

Các cấp, các ngành, các địa phương chủ động tiến hành rà soát, đánh giá kết quả phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn giữa các lực lượng có liên quan; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chương trình, quy chế phối hợp phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý để công tác phối hợp đạt hiệu quả.

Tác giả: L. Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

141-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

lượt xem: 74 | lượt tải:23

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 111 | lượt tải:18

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 240 | lượt tải:66
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay40,668
  • Tổng lượt truy cập18,158,296
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây