Hội nghị thu hút hơn 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia
Hội nghị có sự tham gia của 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Hội nghị thu hút hơn 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Văn Mi cho biết: Bình Phước có 206 dự án của các nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh, với số vốn đăng ký 19.739 tỷ đồng
Bình Phước có 206 dự án của các nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh Thời gian qua, tỉnh Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ kết nối cung - cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ, tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa của tỉnh Bình Phước đi vào hệ thống các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích của TP. Hồ Chí Minh được phối hợp thực hiện tốt và đạt nhiều kết quả khả quan. Đến nay, Bình Phước có 206 dự án của các nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh, với số vốn đăng ký 19.739 tỷ đồng; có 2 siêu thị Co.op Mart tại TP. Đồng Xoài và huyện Đồng Phú, có 71 cửa hàng tiện ích Bách Hóa Xanh trên 11 huyện, thị xã, thành phố của Bình Phước đã và đang phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Văn Mi. |
Hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương trong thời gian qua đã góp phần giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động thương mại, lưu thông hàng hóa và hoạt động đầu tư giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Hội nghị nhằm đánh giá thực chất kết quả, hiệu quả mà hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư mang lại cùng những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm trong những năm qua, từ đó đề ra các giải pháp căn cơ, thiết thực để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động xúc tiến trong thời gian tới.
Đại diện các sở, ban, ngành 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ tham gia hội nghị
Hội nghị đã tập trung thảo luận 3 vấn đề chính: Kết nối giao thương, nhằm tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình kết nối giao thương giữa các tỉnh, thành Đông Nam Bộ để mở lối cho các sản phẩm của tỉnh đi vào các thị trường tỉnh bạn, hệ thống siêu thị lớn, hiện đại. Thúc đẩy kết nối hỗ trợ đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh, thành và khu vực hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, phía TP. Hồ Chí Minh cũng mong muốn được nghe các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã… đối với các nhà phân phối lớn cũng như TP. Hồ Chí Minh liên quan đến đầu ra cho sản phẩm, kết nối giao thương và đầu tư.
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, startup, hợp tác xã… Trong đó nêu lên những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp căn cơ, thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, ưu đãi về đầu tư, chính sách mời gọi đầu tư, lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư của các tỉnh, thành phố trong thời gian tới.
Hội nghị nhận được nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho rằng: Trong quá trình phát triển, TP. Hồ Chí Minh không thể tách rời với các địa phương trong khu vực, mối quan hệ hỗ trợ cùng nhau phát triển. Các tỉnh, thành lân cận là vùng nguyên liệu quan trọng, là vùng cung cấp nhân lực vào quá trình phát triển của TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để tháo gỡ những khó khăn trên thì doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong quảng bá sản phẩm, tham gia các sàn giao dịch điện tử… Chính quyền các địa phương cần tham gia vào công tác đào tạo cho doanh nghiệp về kiến thức thị trường, quản lý… giúp các đơn vị, doanh nghiệp có được kiến thức mới nhất để đáp ứng tiêu chí của thị trường hiện nay. Đặc biệt, mỗi địa phương cần có một địa điểm, gian hàng để bán, trưng bày các sản phẩm đạt chất lượng Ocop, hàng Việt Nam chất lượng cao… của các doanh nghiệp, hợp tác xã địa phương; đồng thời tạo sàn giao dịch, địa chỉ kết nối cho các nhà sản xuất liên kết để phát triển lớn mạnh hơn. Sản phẩm của các địa phương phải đảm bảo đủ chất và lượng, thời gian… để không ảnh hưởng đến sản phẩm kinh doanh, thương hiệu của doanh nghiệp, hợp tác xã…
Tại hội nghị đã có 33 đơn vị doanh nghiệp phân phối TP. Hồ Chí Minh ký kết hợp tác với doanh nghiệp các tỉnh vùng Đông Nam Bộ liên quan đến lĩnh vực: nông sản chủ lực của mỗi địa phương, du lịch, văn hóa...
Các biên bản ký kết hợp tác giúp mở rộng liên kết vùng để giải quyết bài toán về mở rộng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên thực hiện chương trình đưa sản phẩm địa phương về trung tâm TP. Hồ Chí Minh và tăng cường quảng bá. Đồng thời, giúp các địa phương, doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng, cụ thể để tiếp cận thông tin thị trường cũng như nắm bắt xu hướng tiêu dùng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. |
Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan khẳng định: Việc ký kết này sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố nói riêng và các địa phương nói chung, góp phần phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo Nghị quyết số 24 đã đề ra.
Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho rằng: Trong quá trình phát triển của TP. Hồ Chí Minh không thể tách rời với các địa phương trong khu vực, mối quan hệ hỗ trợ cùng nhau phát triển
33 đơn vị ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp phân phối TP. Hồ Chí Minh và doanh nghiệp các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
Các địa phương, doanh nghiệp chụp hình lưu niệm.
Ý kiến bạn đọc
Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025
lượt xem: 86 | lượt tải:29Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách
lượt xem: 121 | lượt tải:19KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)
lượt xem: 250 | lượt tải:66