Kinh tế Bình Phước tăng trưởng vượt bậc sau 50 năm ngày giải phóng (23/3/1975 - 23/3/2025)

Thứ tư - 05/03/2025 04:18 118 0
Trải qua 50 năm sau ngày giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, trong đó nổi bật là kinh tế với nhiều điểm sáng.
 
Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao

Từ một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề, điểm xuất phát nền kinh tế sau giải phóng rất thấp, sản xuất công nghiệp hầu như chưa có gì, sản xuất tiểu thủ công nghiệp rất manh mún, nông nghiệp kém phát triển, chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu. Để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp như tiếp nhận và bố trí cho người dân đến làm kinh tế mới, khuyến khích khai hoang để mở rộng diện tích canh tác, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực…

Trong giai đoạn đổi mới đất nước, đặc biệt là sau ngày tái lập tỉnh 01/01/1997, tỉnh đã đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài (FDI), ưu tiên thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển nhiều ngành nghề có thế mạnh. Từ một tỉnh nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp năm 1997 chiếm hơn 70%, đến nay quy mô nền kinh tế Bình Phước đạt 115.357 tỷ đồng, tăng gấp 92 lần so với năm 1997.

 
Công nghiệp sẽ là trụ cột của nền kinh tế tỉnh Bình Phước. Ảnh: Nhất Phong.

Tốc độ tăng trưởng GRDP 28 năm qua luôn ở mức cao so với bình quân chung cả nước. Năm 2024, tỉnh ghi nhận tốc độ tăng GRDP đạt 9,32%, cao nhất khu vực Đông Nam bộ và đứng thứ 11 cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 22,98%, công nghiệp - xây dựng chiếm 45,96%, dịch vụ chiếm 31,06%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng, trong đó xuất khẩu năm 2024 đạt 4,6 tỷ USD, tăng gần 29 lần so với cả giai đoạn 1997 - 2000; nhập khẩu 2,9 tỷ USD, tăng 460 lần so với năm 2001. Thu ngân sách đạt 11.250 tỷ đồng, tăng hơn 65 lần so với năm 1997 (năm 1997 chỉ thu được 172,861 tỷ đồng).

Hạ tầng kinh tế, giao thông và thông tin từng bước đồng bộ, tiến tới hoàn thiện

Sau giải phóng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thông tin rất nghèo nàn. Từ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã quy hoạch và ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối liên tỉnh, liên huyện, liên xã. Đến nay, hệ thống giao thông của tỉnh phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của Nhân dân. Toàn tỉnh hiện có hơn 2.855 tuyến đường, với tổng chiều dài là 9.110 km, tăng gấp 2,45 lần so với năm 2005. Trong đó, hệ thống quốc lộ 13, 14 và các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã đã được nhựa hóa gần 100%. Tỉnh cũng đang đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục để chuẩn bị khởi công 02 dự án đường cao tốc đoạn đi qua địa bàn tỉnh (dự án cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành; dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành).

Hạ tầng công nghiệp ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 12/13 khu công nghiệp đã thu hút đầu tư, thu hút được 399 dự án thứ cấp, trong đó có 101 dự án trong nước và 298 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 18.100 tỷ đồng và 3.654 triệu USD, tổng diện tích đất cho thuê là 1.436,68 ha. Tỉnh cũng đã thành lập 09 cụm công nghiệp, trong đó có 01 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, 06 cụm công nghiệp đang đầu tư xây dựng hạ tầng và 02 cụm công nghiệp đang hoàn tất thủ tục đầu tư.

Kết cấu hạ tầng thông tin liên lạc, chuyển đổi số từng bước hoàn thiện, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển. Tỉnh đã triển khai lắp đặt 75 trạm 5G tại các khu vực trung tâm, nơi đông dân cư và các khu công nghiệp; mạng di động 3G/4G đã phủ sóng 100% thôn, ấp; tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 125 thuê bao điện thoại/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 90,21%; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 110%. Hoàn thành xây dựng trung tâm điều hành thông minh cấp tỉnh và 10 trung tâm cấp huyện, giúp thuận tiện trong việc giám sát, chỉ đạo, điều hành. Bộ chỉ số phục vụ cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công năm 2024 xếp hạng 4/63 tỉnh, thành.

Hoạt động chuyển đổi số từng bước được xây dựng trên ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, bước đầu đã đạt được các kết quả quan trọng. Xếp hạng mức độ chuyển đổi số của tỉnh luôn nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố trên cả nước (chính quyền số xếp thứ 5/63, xã hội số xếp thứ 6/63, kinh tế số xếp 25/63). Năm 2024, kinh tế số chiếm tỷ trọng 10% GRDP của tỉnh; vinh dự nhận giải thưởng ASOCIO 2024 dành cho hạng mục chính quyền số do Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) trao thưởng.

Thu hút đầu tư là điểm sáng của nền kinh tế

Từ một tỉnh thuần nông, số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ít, vốn đầu tư nhỏ bé, các cơ sở sản xuất chủ yếu nằm ở khu vực phía Nam của tỉnh (thuộc tỉnh Bình Dương hiện nay). Bằng nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, đến nay Bình Phước đã phát triển được 12.784 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 207.412 tỷ đồng, tăng hơn 17 lần về số doanh nghiệp và 135 lần về vốn so với năm 2005 (năm 2005, tỉnh chỉ mới thu hút được tổng số 745 doanh nghiệp trong nước với số vốn đăng ký 1.529,2 tỷ đồng).

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) là điểm sáng, góp phần nâng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, thu hút nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động, lũy kế đến nay được 439 dự án, với số vốn đăng ký gần 5,3 tỷ USD (năm 2005, mới chỉ cấp phép cho 09 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 23,12 triệu USD).

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh qua các năm, nếu như năm 2000 chỉ đạt 760 tỷ đồng thì tới năm 2024 đã đạt 38.500 tỷ đồng, tăng gấp 50,6 lần. Đây chính là là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của tỉnh.

Tác giả: LH

 Tags: Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

197-QĐ

Thể lệ cuộc thi “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III

lượt xem: 624 | lượt tải:267

1745-CV/BTGTU

Tuyên truyền kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

lượt xem: 432 | lượt tải:93

142-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ...

lượt xem: 416 | lượt tải:72
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay48,330
  • Tổng lượt truy cập21,530,004
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây