Bù Đốp: Công tác nghiên cứu, biên soạn tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng

Thứ tư - 29/03/2023 23:58 1.980 0
         Bù Đốp là huyện biên giới, vùng sâu, xa của tỉnh Bình Phước; trong thời kỳ cách mạng là mảnh đất tiền tiêu của miền Đông Nam bộ, có vị trí trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc; là một trong những huyện giải phóng đầu tiên của Miền nam Việt Nam; là điểm cuối thuộc đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, là một trong những điểm nối liền giữa hậu phương và tiền tuyến; ngày nay, trong thời bình huyện có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực phòng thủ của tỉnh và Quân khu; từ khi thành lập đến nay tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến ngày càng phát triển, đời sống của Nhân dân ngày càng được nâng cao… Dân số toàn huyện hiện nay là 58.928 người, đồng bào dân tộc thiểu số là 10.360 người, chiếm 17.58%; toàn huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã (06 xã biên giới và 01 thị trấn) và có 52 thôn, ấp, khu phố; trong đó, xã Thiện Hưng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

        Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử của Đảng và Kế hoạch số 99-KH/TU, ngày 24/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) về tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống, Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng luôn được Ban Thường vụ huyện ủy Bù Đốp luôn xác định là nhiệm vụ cấp thiết và lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao công tác giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của địa phương, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự nghiệp cách mạng trên địa bàn huyện.
 
                        Quang cảnh Hội thảo Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Bù Đốp
     
         Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW,
từ năm (2018 - 2023) đã đạt được nhiều kết quả tích cực như biên soạn 05 công trình như Lịch sử đấu tranh và xây dựng của Đảng bộ quân và dân huyện Bù Đốp, giai đoạn (1930 - 2020);  tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; Lịch sử Đảng bộ quân và dân xã Thiện Hưng anh hùng; Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Bù Đốp (1945 - 2015); Lịch sử Công an huyện. Năm 2020, hoàn thành công trình “Nhà bia tưởng niệm các nạn nhân bị chế độ diệt chủng Pôn Pốt Iêng Xari sát hại trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc” được công nhận là Di tích cấp Quốc gia. Nhìn chung, các công trình biên soạn lịch sử Đảng bộ trên địa bàn huyện đều đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, tính giáo dục, phản ánh trung thực các sự kiện lịch sử, trong đó nội dung về lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng được chú trọng. Với những kết quả đó đã tạo ra những cơ sở, những điều kiện thuận lợi đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống giai đoạn tiếp theo và phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương trên địa bàn huyện.


        Ngoài ra, còn tổ chức được 09 lớp bồi dưỡng, nghiên cứu, tìm hiểu khái quát về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên đề lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước, lịch sử Đảng bộ huyện Bù Đốp, khái lược lịch sử vùng đất Nam Bộ cho 310 lượt học viên góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; tổ chức cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ, quân và dân huyện Bù Đốp;; lồng ghép các chương trình biểu diễn văn nghệ, các buổi họp mặt tổ chức cho cán bộ, đảng viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và quần chúng nhân dân thi tìm hiểu về Đảng, về Bác  Hồ và Lịch sử truyền thống của địa phương, của ngành. Cụ thể như: Hội Cựu Chiến binh các cấp duy trì tốt các câu lạc bộ “Ông kể cháu nghe”, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở các thế hệ trẻ ra sức thi đua học tập lao động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
        Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ huyện, lịch sử truyền thống cách mạng đến các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, phát huy truyền thống yêu nước, ý chí vươn lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện. Công tác khai thác, sưu tầm, thu thập các tư liệu lịch sử luôn được chú trọng đảm bảo cung cấp, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, nhất là tư liệu qua các nhân chứng lịch sử còn sống.

           Công tác tuyên truyền về Lịch sử Đảng bộ huyện được quan tâm đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như thông qua các hội nghị, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và sinh hoạt các đoàn thể, sinh hoạt chi bộ, tọa đàm…; thông qua các hội nghị báo cáo viên, sao gửi các tài liệu tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của địa phương, đất nước; tuyên truyền thân thế sự nghiệp cách mạng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử huyện ủy, Cổng thông tin điện tử UBND huyện; trên hệ thống truyền thanh huyện; từ đó tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.

          Công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn được chú trọng. Trên địa bàn huyện có Nhà Bia tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại trong chiến tranh biên giới Tây Nam là Di tích lịch sử cấp Quốc gia - xã Phước Thiện; Khu Di tích Ban An ninh Sở nhỏ là Di tích lịch sử cấp tỉnh; Di tích lịch sử là cột mốc điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh và Đồi Chi khu (trung tâm đầu não của quận Bố Đức - thời Mỹ Ngụy); sân bay quân sự (thời chống Mỹ); căn cứ Tỉnh ủy - Ủy ban Hành chính cách mạng tỉnh; bến giao liên.
          Nhìn chung, qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW công tác giáo dục, tuyên truyền về lịch sử Đảng, lịch sử địa phương đã được kết quả quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử truyền thống cách mạng của quê hương Bù Đốp. Hàng năm, tuyên truyền về các sự kiện lịch sử quan trọng trong năm của đất nước, của tỉnh và lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương, tuyên truyền về lịch sử đấu tranh và xây dựng của Đảng bộ, quân và dân Bù Đốp, giai đoạn 1930 - 2020; thực hiện tốt các hoạt động như: treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, thông tin tình hình thời sự, các đợt sinh hoạt chính trị, hội thảo, tọa đàm, tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ địa phương... Bên cạnh đó, qua các trang nhóm mạng xã hội, Zalo, Facebook, hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã đã tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên trong cơ quan tìm hiểu, nghiên cứu, chia sẻ những bài viết tuyên truyền tập trung vào ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương, nhằm phát huy truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh, là động lực tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay58,862
  • Tổng lượt truy cập17,031,751
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây