Nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên trong giảng dạy các môn lý luận chính trị

Thứ hai - 21/03/2022 22:12 2.542 0
Lý luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và cán bộ đảng viên. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần xây dựng bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội.

Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phù hợp với từng đối tượng, phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ”. Giáo dục lý luận chính trị luôn là nội dung quan trọng, được Đảng ta đặc biệt quan tâm, nhất là giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên viên hiện nay.


Đối với sinh viên, việc học tập các môn lý luận chính trị và quán triệt nghiêm túc nội dung lý luận chính trị có ý nghĩa quan trọng:

Thứ nhất, góp phần phát triển con người toàn diện.

Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Thứ ba, giúp sinh viên có lập trường tư tưởng kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Hiện nay, các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn và hình thức thâm độc và tinh vi, chúng đặc biệt nhắm vào thế hệ trẻ để lôi kéo, kích động họ chạy theo lối sống thực dụng, làm mất phương hướng chính trị. Học tập lý luận chính trị giúp cho sinh viên nhận thức âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch để chủ động phòng tránh và tham gia đấu tranh chống lại.

Để việc học tập đạt được kết quả tốt hơn chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu đổi mới phương pháp học tập các môn lý luận chính trị và việc nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên trong giảng dạy các môn lý luận chính trị là việc làm cần thiết. Vấn đề này nếu được quan tâm đúng hướng sẽ có vai trò to lớn đối với việc phát triển trí tuệ của sinh viên trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.


Để nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị, cần quan tâm thực hiện một số phương pháp sau:

Một là, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

So với các phương pháp giảng dạy khác thì thảo luận nhóm phát huy được những điểm tích cực như kích thích tính chủ động, sáng tạo, tăng năng lực tư duy của sinh viên trong việc lĩnh hội kiến thức. Trước giờ thảo luận, sinh viên phải tự giác tìm kiếm tài liệu, trong quá trình học phải ghi chép và hệ thống bài học cụ thể, tăng cường trao đổi học thuật với các thành viên khác. Vì vậy, những kiến thức được người học lĩnh hội sẽ đến một cách tự giác và khiến nó trở nên bền vững.

Thảo luận nhóm làm tăng khả năng hòa nhập, tinh thần hợp tác của các thành viên. Thông qua thảo luận, sinh viên có điều kiện, môi trường để thể hiện sự hiểu biết, năng lực đánh giá vấn đề, khơi gợi sự tư duy bản thân cũng như thực hành ứng xử. Thảo luận là cơ hội để sinh viên rèn luyện khả năng diễn đạt, khả năng lập luận logic, học hỏi những điểm tích cực lẫn nhau, cùng nhau đối thoại để giải quyết một vấn đề lý luận hoặc thực tiễn đặt ra. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, sinh viên dần nâng cao năng lực tự học, bước đầu phân tích, phê phán, lập luận, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến trong quá trình thảo luận.

Để thực hiện phương pháp này hiệu quả hơn trong giảng dạy các môn lý luận chính trị, giảng viên cần nêu cao tinh thần tự học, bồi dưỡng thường xuyên cập nhật những thông tin mới và những vấn đề thực tiễn để làm phong phú hơn nội dung giảng dạy. Giảng viên có nhiệm vụ giải thích những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu. Ví dụ: Khi giảng dạy chuyên đề Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, nên đặt ra chủ đề thảo luận là “Tại sao Đảng ta lại đưa ra quan điểm về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?”, những câu hỏi cần phải chứng minh sẽ khơi gợi cho người học nhiều ý kiến. Trong quá trình thảo luận, giảng viên cần hướng dẫn đi sâu làm rõ những nội dung cơ bản theo yêu cầu của chủ đề thảo luận, chốt lại những vấn đề thảo luận, sửa chữa những nội dung chưa đúng hoặc trái với chủ đề đưa ra. Đồng thời, có những hình thức khen thưởng (cộng điểm) cho những sinh viên tích cực, đồng thời có hình thức trách phạt (trừ điểm) đối với sinh viên thiếu nghiêm túc trong hoạt động thảo luận.

Đối với sinh viên để hoạt động thảo luận nhóm có hiệu quả, việc phân chia nhóm cần được lưu ý, một nhóm không nên quá đông sinh viên, điều này sẽ giảm sự tích cực của các thành viên. Trong quá trình thảo luận, cần chia nhóm trưởng, thư ký. Ở đây cần có sự luân phiên ở vị trí nhóm trưởng và thư ký để mỗi thành viên trong nhóm có cơ hội quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của nhóm và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, không tạo tâm lý ỷ lại, chờ đợi. Khi trao đổi, tranh luận để đi đến thống nhất một vấn đề nếu có những ý kiến trái chiều mà chưa giải quyết được thì nên tham khảo sự gợi ý của giảng viên.

Hai là, sử dụng phương pháp giảng dạy tình huống

Phương pháp giảng dạy tình huống tăng cường khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phân tích và giải quyết vấn đề của người học, giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ các vấn đề lý thuyết. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người học có thể rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài.

Dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận dụng các kiến thức đã được học, giúp người học có thể rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình.

Hiện nay, phương pháp giảng dạy truyền thống với việc lấy người thầy làm trung tâm phát thông tin và sinh viên bị động tiếp nhận thông tin đã không còn phù hợp. Hạn chế rõ nhất của phương pháp này là không tạo được sự chủ động, tích cực của người học, nhất là năng lực tư duy sáng tạo và khả năng tự tiếp thu cái mới. Chính vì vậy, chuyển sang phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp cho giảng viên và sinh viên cùng nhau trao đổi, nắm bắt những kiến thức và vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn. Ví dụ sau khi giảng dạy xong bài giảng về quan điểm phát triển, giảng viên có thể đưa một tình huống cụ thể có nên giữ ấn tượng ban đầu về một người nào đó trong khi đánh giá về họ hay không sau một thời gian dài gặp lại, để sinh viên vận dụng quan điểm phát triển vào trả lời các tình huống này.

Khi áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong các môn lý luận chính trị, trước tiên người giảng viên cần xác định mục tiêu, nội dung kiến thức cần truyền đạt cho sinh viên là gì, từ đó sẽ lựa chọn tình huống phù hợp. Tùy vào từng bài học, kiến thức mà giảng viên mong muốn các sinh viên nhận được mà đưa ra các tình huống phù hợp với mục tiêu của mình. Ví dụ: tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, thì sẽ đưa ra các tình huống liên quan đến tiêu chuẩn đạo đức, vai trò của đạo đức trong cuộc sống, việc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh…

Sau khi đưa ra tình huống, giảng viên sẽ gợi ý các hướng giải quyết: Giảng viên cần cung cấp các kiến thức về mặt lý thuyết có liên quan đến tình huống đưa ra, giải thích thật chi tiết tình huống để sinh viên hiểu rõ các vấn đề cần giải quyết từ đó đưa ra hướng thảo luận về tình huống để gợi ý cho học viên, giúp sinh viên đi vào nội dung chính về tình huống đề cập đến, hướng dẫn sinh viên tham gia vào tình huống và ngay cả khi sinh viên không có một sự chuẩn bị nào cũng có thể tham gia thảo luận được.

Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống tạo điều kiện cho sinh viên có kỹ năng thực hành, để tăng tính chủ động tham gia của sinh viên trong quá trình dạy và học và đây được xác định là một trong những biện pháp, phương pháp mới trong giảng dạy các môn lý luận chính trị. Với phương pháp giảng dạy bằng tình huống, sinh viên sẽ có khả năng làm việc tập thể, làm việc nhóm, tự nghiên cứu, suy luận, tích cực chủ động hơn trong học tập. Nó còn nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng hết sức cần thiết cho quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

Ba là, phương pháp sử dụng phần mềm trình diễn (Microsoft powerpoint)

Microsoft Powerpoint là tiện ích dùng để hiện thực hoá ý tưởng sư phạm của bài giảng đã được thiết kế trên giấy thành những bản trình diễn sống động. Microsoft PowerPoint có thể ứng dụng để thiết kế và trình bày bài giảng vì nó có một số ưu thế như: có giao diện đẹp, hiệu ứng âm thanh, màu sắc phong phú; có thể chèn hình ảnh, phim tư liệu, thiết kế các sơ đồ, biểu đồ… thuận lợi cho việc giải thích, mở rộng, liên kết kiến thức bên ngoài, làm giờ học hấp dẫn, sinh động; có khả năng kết nối với các nội dung bài học, các sản phẩm nghiên cứu, bài tập của sinh viên để tạo thành hệ thống bài giảng hoàn chỉnh. Ví dụ, khi giảng chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên có thể cho sinh viên xem tư liệu từ hệ thống băng, đĩa về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, hiện nay có rất nhiều tư liệu hay và quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh (CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập, phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”, phim “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, các băng hình, đĩa nhạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh… Trong đó, CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập là một công trình đồ sộ với 12 tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành với 40 phút phim tư liệu, gần 1000 ảnh tư liệu, 220 phút âm thanh ghi lại giọng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài hát về Người...) Đây là công cụ hữu ích cho giáo viên giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình soạn giảng và lên lớp.

Việc ứng dụng Microsoft Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy các môn lý luận chính trị tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, tăng cường khả năng tương tác, làm việc theo nhóm của sinh viên cũng như khả năng tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên có thể tiến hành thiết kế bài giảng, điều chỉnh nội dung bài giảng một cách nhanh chóng, phù hợp với từng đối tượng nhóm, lớp học. Để việc sử dụng phần mềm này trong giảng dạy các môn lý luận chính trị hiệu quả hơn, giảng viên phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
 

- Việc khai thác, sử dụng tư liệu từ internet phải đảm tính đảng, tính cách mạng, khoa học. Việc tham khảo các bài viết, công trình nghiên cứu đòi hỏi phải có sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, biết chọn lựa những nội dung trọng tâm, phù hợp với các bài học, chuyên đề trong chương trình giảng dạy. Các băng đĩa phục vụ giảng dạy phải được phê duyệt, được phát hành bởi các xuất bản có uy tín, có tư cách pháp nhân. 

- Không sử dụng nhiều thông tin, hình ảnh, đoạn phim mang tính phản diện, phản cảm. Hình ảnh, đoạn phim đăng tải phải mang tính thông tin, giáo dục và góp phần hình thành ý thức, tình cảm, thái độ cho sinh viên.

- Trong quá trình giảng dạy, mỗi nội dung nhỏ cần có “điểm nhấn” hấp dẫn, giảng viên có thể đưa một câu chuyện để chuyển tiếp giữa các mục, hình ảnh, một đoạn phim, một nhiệm vụ học tập cho học viên làm nhanh, một câu trích dẫn có ý nghĩa, một chút tính hài hước…để lôi kéo người nghe trở về bài giảng, đôi khi có ai đó bị mất tập trung.

- Bài giảng muốn thành công phải xây dựng ý tưởng sư phạm cho mỗi bài học, tiết học. Điều này quyết định đến chất lượng của bài thiết kế cũng như chất lượng của tiết học. Thay vì mở đầu bằng lời (kể chuyện dẫn dắt, ra một bài tập nhỏ…) có thể kèm theo đó là một trang hình phù hợp với nội dung nói, thậm chí có thể là một đoạn trích, một câu hỏi thảo luận đầu giờ, một hình ảnh có ý nghĩa, một đoạn phim. Nên dành một trang nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn bài) và cũng nên giới thiệu sơ qua các phần đó đề cập đến vấn đề gì, học viên sẽ dễ dàng có một tổng quan về bài giảng, gây tâm lý chờ đợi những thông tin thú vị phía sau.

- Giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị phải giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, nắm vững và sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài học, với từng đối tượng học sinh và phương tiện dạy học. Sự vững vàng về chuyên môn cho phép người giáo viên định hướng việc thiết kế bài giảng, lựa chọn phần mềm, phương tiện dạy học, sưu tầm các sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh, phim tư liệu để phục vụ cho bài dạy... Quá trình dạy học của giáo viên cần hướng đến các hoạt động nhận thức cho người học, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập độc lập kết hợp chặt chẽ với học tập hợp tác.

Ngoài các phương pháp trên, giảng viên có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin; về đường lối, chiến lược của Đảng; về những vấn đề quan trọng trong thực tiễn của đất nước và quốc tế; đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Giúp sinh viên thấy được những giá trị to lớn của các môn lý luận chính trị và áp dụng vào cuộc sống của bản thân.

Năng lực tư duy là năng lực không thể thiếu của mỗi con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, đòi hỏi ở mỗi người trong quá trình tiến hành nhiệm vụ nhận thức và cải tạo thế giới khách quan, là đòi hỏi của thực tiễn xã hội đối với sinh viên hiện nay. Việc rèn luyện năng lực tư duy cho sinh viên thông qua học tập các môn lý luận chính trị sẽ góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, lối sống, niềm tin, tạo cho sinh viên có niềm tin sâu sắc với Đảng, có lập trường vững vàng trước mọi thử thách, là tiền đề để sinh viên cố gắng rèn luyện, học tập cùng chung tay xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tác giả: Tuyết Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 205 | lượt tải:56

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 314 | lượt tải:96

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 272 | lượt tải:71
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay57,359
  • Tổng lượt truy cập15,235,175
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây