Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2022

Chủ nhật - 16/01/2022 22:01 1.284 0
Trên cơ sở kết quả thu NSNN năm 2021. Dự báo trong năm 2022 tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì, mọi hoạt động kinh tế trở về trạng thái bình thường mới. Nhằm chủ động ứng phó với các diễn biến thu NSNN năm 2022, trên cơ sở phối hợp của các ngành, địa phương và với quyết tâm chính trị cao nhất. Cục Thuế đề ra 06 nhiệm vụ trọng tâm và 15 giải pháp chủ yếu cụ thể sau:
1. Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt dự toán pháp lệnh Bộ Tài chính giao là 11.030 tỷ đồng và dự toán HĐND, UBND tỉnh giao là 12.000 tỷ đồng.
2. Tiếp tục bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2022 nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, trong đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế; hoàn thành chỉ tiêu thu nợ và chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu năm 2022.
3. Tiếp tục triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
4. Thực hiện tốt các chính sách vĩ mô của Chính phủ về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô để huy động tối đa các nguồn lực tài chính; quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; thực hiện các giải pháp để xử lý nợ đọng thuế; kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
5. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt; Tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế tổ chức thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành.
6. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương nội ngành, đổi mới phương pháp làm việc, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các đơn vị ký kết nội dung giao ước thi đua năm 2022
Các giải pháp cụ thể triển khai thực hiện năm 2022.
1. Trên cơ sở dự toán thu NSNN năm 2022 được Bộ Tài chính giao 11.030  tỷ đồng và dự toán HĐND, UBND tỉnh giao là 12.000 tỷ đồng, Cục Thuế phân bổ và giao nhiệm vụ thu NSNN cho các phòng, các Chi cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2022 tại Quyết định số 389/QĐ-CT ngày 31 tháng 12 năm 2021 là 12.340 tỷ đồng (loại trừ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất 01 lần) phấn đấu tăng 5% theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tại Hội nghị Tổng kết công tác thuế năm 2020 của toàn ngành.
2. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực thu, từng sắc thuế, tập trung vào các khu vực kinh tế, các sắc thuế cơ bản để có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời, dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh. Qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, kiến nghị với UBND chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp với cơ quan thuế để tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách.
3. Bám sát Kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách của tỉnh và các huyện, thị, thành phố. Kết hợp với ngành Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, UBND các huyện, thị rà soát toàn bộ các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã có quyết định trúng đấu giá để đôn đốc các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân nộp kịp thời tiền sử dụng đất vào NSNN. Đặc biệt là tham mưu kịp thời cho BCĐ tỉnh, huyện triển khai ngay công tác tổ chức đấu giá thu tiền SDĐ các dự án theo kế hoạch đề ra nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ thu thu tiền SDĐ, thuê đất trong năm 2022.
4. Tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Tổ chức bộ phận trực đảm bảo hệ thống CNTT thông suốt 24/7 để hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ với NSNN từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế, giảm thời gian thực hiện các thủ tục tạo thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ với thu NSNN. Tăng cường cán bộ công chức cho công tác hoàn thuế để đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn phải kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ và đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế vào NSNN kịp thời, góp phần tăng thu NSNN thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế. Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho NSNN. Tiếp tục triển khai hiệu quả Hệ thống Kênh thông tin hỗ trợ NNT (eTax). Chú trọng phát triển hệ thống đại lý thuế.
6. Tăng cường kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế, đảm bảo 100% các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều được đưa vào diện quản lý và kê khai nộp thuế , tập trung kiểm tra các tờ khai có sự mâu thuẫn, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng theo quy định. Kiểm soát chặt chẽ số chi hoàn thuế GTGT. Phát hiện kịp thời những trường hợp lợi dụng chính sách để hoàn thuế không đúng đối tượng, sai mục đích. Chú trọng việc quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thuế điện tử.
7. Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế theo phương thức quản lý rủi ro để tạo thuận lợi cho NNT. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022 đối với các doanh nghiệp có tăng trưởng, ít bị ảnh hưởng của dịch Covid 19, các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Kiểm tra, rà soát chặt chẽ, hồ sơ khai thuế của NNT trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra trước đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương hỗ trợ DN của Nhà nước để vi phạm pháp luật, đồng thời không gây phiền hà, sách nhiễu cho NNT.
Tăng cường giao dịch điện tử trong thanh tra, kiểm tra thuế thông qua việc triển khai và đẩy mạnh trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Xây dựng phương án triển khai công tác thanh tra, kiểm tra linh hoạt, kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đảm bảo hiệu quả, an toàn, phù hợp với các quy định phòng chống dịch của Chính phủ và diễn biến thực tế của từng địa phương.
Tăng cường phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan ban ngành triển khai thực hiện quy chế phối hợp để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm về thuế. Tiếp tục triển khai Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”.  Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam.
8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế. Tăng cường kiểm soát tuân thủ đối với hoạt động công vụ của các đoàn, đội và cán bộ thực thi nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra để đề phòng, ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.
Tổ chức giám sát đoàn thanh tra theo đúng quy định, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng kéo dài thời gian thanh tra, kiểm tra không có lý do. Xây dựng hệ thống giám sát thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử. Chỉ đạo quyết liệt và nghiêm túc trong công tác nhập dữ liệu kết quả công tác thanh tra, kiểm tra hàng tháng vào Ứng dụng hỗ trợ thanh tra kiểm tra (TTR) để kịp thời có số liệu báo cáo kết quả thường xuyên và đột xuất.
9. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạm chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN, đảm bảo xử lý tối đa số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không còn khả năng NSNN.
+ Thực hiện rà soát tính toán giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2022 cho từng Phòng, Chi cục Thuế. Các đơn vị thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ đến từng Đội thuế, từng công chức thuế, hàng tháng, quý kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, đảm bảo đến cuối năm hoàn thành chỉ tiêu thu nợ đặt ra. Thực hiện rà soát, phân loại các khoản nợ thuế, phân tích nguyên nhân của từng đối tượng nợ để có giải pháp đôn đốc thu nợ. Tổ chức các đoàn công tác địa phương kiểm tra công tác quản lý nợ, đôn đốc xử lý nợ đọng thuế tại một số Chi cục Thuế có số nợ thuế lớn, tăng cao.
+ Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc nhà nước để thực hiện thu tiền nợ thuế và khấu trừ thuế GTGT theo quy định của pháp luật khi nhà nước đẩy mạnh thanh toán vốn đầu tư công theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Tập trung rà soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra;... nhằm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí, thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản và thu khác vào NSNN.
+ Cơ quan thuế các cấp chủ động tham mưu với UBND cùng cấp chỉ đạo các ngành trên cùng địa bàn phối hợp với cơ quan thuế duy trì Ban chỉ đạo liên ngành thu hồi nợ đọng. Phối hợp chặt chẽ với kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan kế hoạch đầu tư... thực hiện nhiệm vụ đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN. Đảm bảo số nợ có khả năng thu đến 31/12/2022 không quá 5% tổng thu ngân sách.
10. Các giải pháp về thực hiện tốt chương trình phòng và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và tăng cường công tác quản lý nội ngành.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch năm 2022 đã đề ra. Tập trung việc theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu dễ xẩy ra lãng phí, tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước. Kiểm tra công tác hoàn thuế GTGT; công tác kiểm tra thuế; công tác thanh tra thuế; công tác quản lý nợ và kiểm tra theo chuyên đề đối với các nội dung: Kiểm tra việc thực thi công vụ của công chức thuế, việc thực hiện kết quả KTNB trước đây, kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo... Công khai việc đầu tư, mua sắm tài sản, vật tư, chi tiêu tài chính, việc tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng và kỷ luật cán bộ; Thực hiện tốt việc kê khai, minh bạch hoá tài sản và thu nhập theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện đồng bộ và kết hợp chặt chẽ việc quản lý tài chính, quản lý cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cấp cơ quan thuế và mỗi cá nhân trong xử lý công việc, tạo bước chuyển biến thật sự về kỷ luật, kỷ cương trong toàn ngành.
- Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ, quản lý cán bộ, công chức của đơn vị. Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ. Thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của các cơ quan như kiểm toán, thanh tra...
- Tăng cường quán triệt chủ trương, nhắc nhở công chức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, việc trả lời vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế của cơ quan thuế và người dân phải đảm bảo kịp thời, đúng hạn. Thực hiện đầy đủ quy chế làm việc của ngành, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm. Xây dựng môi trường, phong cách làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại và hiệu quả.
11. Tiếp tục đôn đốc và xử lý dứt điểm số còn lại theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước năm 2020, 2019, 2017, 2012.
12. Tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ tra cứu, kê khai, nộp thuế điện tử cho người nộp thuế là cá nhân như: khai, nộp thuế điện tử đối với cá nhân có hoạt động cho thuê nhà, thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy,
Tích hợp TTHC thuế lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, tạo điều kiện cho NNT thực hiện giao dịch trực tuyến với chi phí thấp nhất; giảm bớt các loại hồ sơ giấy tờ khi thực hiện hình thức giao dịch điện tử.
13. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; rà soát, bổ sung quy hoạch và đánh giá cán bộ, công chức hàng năm; công tác điều động, luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác. Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Thuế có hành vi vi phạm các quy định trong quản lý thuế; xử lý trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thuế các cấp khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách trực tiếp.
14. Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư, nguyện vọng của công chức và người lao động trong toàn ngành; cùng với các tổ chức đoàn thể kịp thời động viên giúp đỡ tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm phát huy tối đa sở trường, năng lực của mỗi người, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quy hoạch, đề bạt hợp lý.
15. Thực hiện khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những tập thể, cá nhân xuất sắc những gương điển hình tiên tiến trong ngành. Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn ngành, quyết tâm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ công tác thuế năm 2022 do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh giao.

Tác giả: Duy Khiêm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 82 | lượt tải:78

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 289 | lượt tải:129

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 173 | lượt tải:103
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay23,001
  • Tổng lượt truy cập8,620,988
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây