1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất; bố trí cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia công tác coi thi; thực hiện công tác coi thi, các chế độ, chính sách,… theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định toàn bộ các quy định liên quan đến kỳ thi; thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi cấp tỉnh, phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi; chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị đăng ký tổ chức điểm thi; chỉ đạo và kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại người học ở các cơ sở giáo dục; xét duyệt, công nhận và cấp bằng tốt nghiêp THPT cho học sinh.
3. Công an tỉnh: phối hợp, hỗ trợ bảo đảm an toàn tiếp nhận đề thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi,… đúng theo quy chế thi; kiểm tra an toàn cháy nỗ tại Hội đồng thi, các điểm thi, chấm thi; bố trí trực 24/24 trên các địa bàn có điểm thi để kịp thời giải quyết khi có sự cố xảy ra.
4. Thanh tra tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức kỳ thi theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
5. Sở Tài chính đảm bảo kinh phí phục vụ kỳ thi theo đúng quy định. Kho bạc Nhà nước từ tỉnh đến huyện ưu tiên giải quyết kinh phí phục vụ kỳ thi kịp thời, dúng quy định...
6. Sở Giao thông Vận tải: tạo mọi điều kiện thuận lợi để viện vận chuyển đề thi, bài thi bảo đảm an toàn tuyệt đối; tăng cường phương tiện đảm bảo giao thông, có các phương án lịp thời giải tỏa ách tắc giao thông trong các ngày thi.
7. Sở Y tế: chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các tuyến y tế cơ sở, các bệnh viện trên địa bàn đảm bảo nguồn nhân lực tham gia phục vụ kỳ thi; tạo điều kiện ưu tiên cấp cứu, chăm sóc sức khỏe cho học sinh,… Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác phòng, chống dịch bệnh nơi công cộng.
8. Sở Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh bảo đảm thông tin liên lạc, mạng internet; kiểm tra, kiểm soát đường dây truyền thông, thông tin, hệ thống wifi khu vực Hội đồng thi để đảm bảo khâu in, sao đề thi an toàn, bí mật; chỉ đạo các cơ quan báo chí tỉnh thông tin, tuyên truyền rộng rãi về kỳ thi.
9. Công ty Điện lực Bình Phước: kiểm tra, ưu tiên đảm bảo duy trì liên tục, ổn định nguồn điện trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi theo kế hoạch; dự phòng phương án sảy ra sự cố mất điện.
10. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hhoạch phổ biến, tuyên truyền rộng rãi những thông tin về kỳ thi để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cá thí sinh và gia đình biết, tự giác chấp hành theo đúng quy định.
11. Tỉnh Đoàn: hỗ trợ, phối hợp cùng ngành Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền cho lực lượng đoàn viên, thanh niên học sinh nắm bắt kịp thời những quy định của quy chế thi, chuẩn bị tâm lý tốt khi tham gia kỳ thi và không được vi phạm quy chế thi. Chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn cử lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia cùng ngành công an và các đơn vị trực chốt giải tỏa nhanh các khu vực kẹt xe; có kế hoạch giúp đỡ thí sinh và gia đình có nhu cầu về nơi ăn, ở, đi lại, nhất là những điểm thi có đông thí sinh dự thi.
12. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo các địa bàn (công an, y tế, tài chính, điện lực,…) phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến kỳ thi; đảm bảo phục vụ tốt nhất các điểm thi trên địa bàn; bảo đảm an toàn tuyệt đối khâu vận chuyển, bảo vệ đề thi, an ninh trật tự đến các điểm thi và ban chấm thi.