Tại sao cần giám sát trọng điểm lồng ghép COVID-19, cúm và các tác nhân đường hô hấp?

Thứ ba - 20/02/2024 04:18 732 0
Từ 20/10/2023, tại Việt Nam, COVID-19 đã trở thành bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, các biện pháp phòng chống dịch cũng được điều chỉnh phù hợp với bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Từ 20/10/2023, tại Việt Nam, COVID-19 đã trở thành bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, các biện pháp phòng chống dịch cũng được điều chỉnh phù hợp với bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Ảnh Internet

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa… tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.

Quán triệt quan điểm thực hiện hiệu quả việc phòng bệnh từ sớm, từ xa, để hạn chế dịch bệnh bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại với các biến chủng nguy hiểm hoặc với các đại dịch, các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025.

Tại Kế hoạch này, Bộ Y tế đề ra mục tiêu bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 để bảo vệ tối đa sức khoẻ của người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó về giám sát, trong Kế hoạch nêu rõ, cùng với theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh, việc giám sát COVID-19 sẽ lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm (ILI), giám sát viêm phổi nặng do virus (SVP), giám sát đặc điểm di truyền của virus SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của virus; Cùng đó thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ; Rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình dịch.

Về điều này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y dược, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay đây là xu hướng mang tính chiến lược. Nếu cứ tách riêng, mỗi bệnh có cách thức riêng sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.

Dịch COVID-19 đã trang bị cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm. Theo đó, cần có chiến lược luôn luôn cảnh giác không chỉ cúm, COVID-19 mà còn nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như lao. Sự lồng ghép đó tăng tính hiệu quả. Lồng ghép về mặt kỹ thuật, nguồn lực và luôn luôn để người thầy thuốc hiểu được là có các dịch bệnh như vậy để khi có người bệnh, thầy thuốc sẽ tự nhận biết và phân loại.

Tại Việt Nam, giám sát trọng điểm được thực hiện từ năm 2005 với giám sát viêm phổi nặng do virus (SVP) và từ năm 2006 với giám sát hội chứng cúm (ILI) nhằm phát hiện sớm các tác nhân đường hô hấp mới có thể lây lan nhanh, nguy cơ tử vong cao để kịp thời đáp ứng với các đợt bùng phát dịch. Kết quả 10 năm giám sát hội chứng cúm tại Việt Nam cho thấy các virus cúm lưu hành quanh năm với tỉ lệ mắc cúm hàng năm khoảng 21%; trong đó khoảng 39,2% là cúm B, 31,1% là cúm A/H3 và 29,7% là cúm A/H1N1.

COVID-19 bắt đầu ghi nhận tại Việt Nam đầu năm 2020; trải qua 4 đợt bùng phát dịch, Việt Nam đã ghi nhận trên 11,6 triệu trường hợp mắc và trên 43 nghìn trường hợp tử vong; hơn 99% số mắc được ghi nhận trong giai đoạn 2020-2022.

Mặc dù COVID-19 đã lây lan trong cộng đồng, hầu hết các trường hợp mắc bệnh có triệu chứng nhẹ, giống cúm nên khó phát hiện với phương pháp giám sát hiện tại. Số mắc và tử vong do COVID-19 tại Việt Nam hiện đã giảm sâu và từ 20/10/2023, COVID-19 đã được chuyển phân loại sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và thực hiện quản lý bền vững với COVID-19.

PGS Nhung cho rằng việc chuyển COVID-19 từ nhóm A sang B hoàn toàn phù hợp. Theo đó, để kiểm soát, đòi hỏi sự phân cấp nhiều hơn. Người dân cũng như y tế cơ sở sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn.
Chuyên gia đặc biệt lưu ý dù các biến chủng SARS-CoV-2 mới có độc lực giảm hơn, người dân không nên chủ quan. Càng nhiều người mắc, tỷ lệ diễn biến nặng theo đó cũng cao hơn, thậm chí gây gánh nặng lên hệ thống y tế. Do đó, chúng ta phải cảnh giác, chú ý rửa tay, khử khuẩn, đeo khẩu trang ở nơi đông người, phương tiện công cộng. Đặc biệt, người đang có các biểu hiện như ho, sốt cần phải đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
 

Tác giả: KD (Nguồn: Bộ Y tế)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Hôm nay63,652
  • Tổng lượt truy cập16,914,284
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây