Báo Nga: Việt Nam tiếp tục con đường tiến lên CNXH

Thứ sáu - 18/02/2022 19:34 1.500 0

Sự phát triển của CHXHCN Việt Nam hiện nay được đặc trưng bởi việc thực hiện đường lối đổi mới theo hướng thị trường, mở cửa quan hệ quốc tế và ngoại giao đa phương.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, với nhan đề Việt Nam tiếp tục con đường tiến lên CNXH, báo “Sự thật” của Nga ngày 16/2 đăng bài cho biết tại thủ đô Hà Nội, Nhà xuất bản Sự thật đã tổ chức giới thiệu bộ các tác phẩm của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách bao gồm 29 bài viết và phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong giai đoạn 2019-2021. Đây là thời kỳ chuẩn bị, triển khai và bắt đầu thực hiện đường lối chính trị của Đảng được Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua cách đây một năm.

Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Tên gọi cuốn sách, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam" đã phản ánh rõ nội dung của tuyển tập này. Cùng với các tác phẩm chuẩn bị cho kỷ niệm chẵn thành lập Đảng và sinh nhật Lãnh tụ Hồ Chí Minh, trong đó trọng tâm là lý luận về xây dựng CNXH ở Việt Nam, là các bài phát biểu của Tổng Bí thư, trong đó nêu nhiệm vụ hiện nay của những người cộng sản, hoạt động trong chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, công đoàn, thanh niên và các tổ chức công khác, trong quân đội và công an.

Những vấn đề đồng chí Nguyễn Phú Trọng nêu ra trong các tác phẩm của mình là một trong những vấn đề phổ biến và gây tranh cãi nhất: chủ nghĩa xã hội là gì? Tại sao Việt Nam lại chọn con đường XHCN? Làm gì để xây dựng CNXH ở Việt Nam?

Tổng Bí thư gắn lựa chọn con đường XHCN của dân tộc Việt Nam chủ yếu với hoạt động của Hồ Chí Minh, người từ những năm 1920 đã đi đến kết luận chỉ có CNXH và CNCS mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc, đem lại cho mọi người, mọi dân tộc một cuộc sống tự do, được tôn trọng và hạnh phúc.

Đối với quan niệm về xã hội Việt Nam XHCN, được thể hiện là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, có nền văn hóa phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là xã hội mà mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được tạo điều kiện để phát triển toàn diện. Lãnh đạo ĐCS Việt Nam nêu rõ: “Chúng ta cần một xã hội phát triển vì con người, không bóc lột người, không xâm phạm nhân phẩm vì lợi nhuận”.

Sự phát triển của CHXHCN Việt Nam hiện nay được đặc trưng bởi việc thực hiện đường lối đổi mới theo hướng thị trường, mở cửa quan hệ quốc tế và ngoại giao đa phương. Nhiều người đặt câu hỏi: liệu điều này có dẫn đến một số hình thức tư sản hóa đất nước? Và vấn đề này đã có câu trả lời rõ ràng. Việt Nam có nền kinh tế thị trường vận hành theo các quy luật của thị trường nhưng dưới sự lãnh đạo của Nhà nước pháp quyền XHCN. Do Việt Nam đang trải qua thời kỳ quá độ nên nền kinh tế Việt Nam “không phải là kinh tế thị trường TBCN và chưa phải là kinh tế thị trường XHCN hoàn chỉnh”.

Tóm lại, có thể lưu ý rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất phê phán "sự quyến rũ của chủ nghĩa tư bản”. Với niềm tin sâu sắc rằng chủ nghĩa tư bản thị trường tự do không thể giải quyết các vấn đề và trong nhiều trường hợp gây ra tác hại nghiêm trọng cho các nước nghèo, nó càng đào sâu thêm mâu thuẫn giữa công nhân và giai cấp tư sản trên toàn thế giới. Dân chủ tự do có được chưa thể bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và hành động vì lợi ích của nhân dân. “Khẩu hiệu khét tiếng về bình đẳng các quyền, nhưng không đi kèm bình đẳng về điều kiện thực hiện các quyền này, dẫn đến một nền dân chủ như vậy, vẫn chỉ là hình thức trống rỗng”, tác giả bài viết bày tỏ.

ĐCS Việt Nam và nhân dân Việt Nam hiện phải đối mặt với những nhiệm vụ gì trên con đường xây dựng CNXH? Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước trên cơ sở kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; hình thành nền văn hóa tiên tiến kết hợp với phát triển con người; nâng cao đời sống nhân dân; đi theo con đường tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh. Về mặt thực tiễn, nhiệm vụ được đặt ra là phải đưa Việt Nam vào hàng các nước phát triển, có mức thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI.

Tổng Bí thư không giấu giếm những vấn đề đang cản trở việc thực hiện các kế hoạch của Đảng. Đó là những bất cập trong công tác quản lý thị trường, phân hóa giàu nghèo; chưa loại trừ được các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, lãng phí trong cán bộ đảng viên, công chức; các thế lực nào đó bên ngoài đang ra sức thực hiện mục tiêu “diễn biến hòa bình” chống XHCN.

Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới năm 1986, ĐCS Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề lý luận đường lối của mình. Đóng góp đặc biệt vào việc hình thành cơ sở tư tưởng của Đảng là đồng chí Nguyễn Phú Trọng, người giữ chức Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng từ năm 2011, và trước đó, đầu những năm 2000, đồng chí đứng đầu Ban Lý luận TƯ ĐCS VN.

Bài báo kết luận tuyển tập mới trên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là minh chứng sống động cho công việc nghiêm túc mà ban lãnh đạo của Đảng đang không ngừng thực hiện nhằm xác định mục tiêu và nhiệm vụ của những người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam trên con đường đi lên CNXH, xây dựng cơ sở tư tưởng, tính tới những thay đổi của tình hình quốc tế và đặc điểm dân tộc Việt Nam. Đây là xã hội mà mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được tạo điều kiện để phát triển toàn diện”, lãnh đạo ĐCS Việt Nam nêu rõ: “Chúng ta cần một xã hội phát triển vì con người, không bóc lột con người, không xâm phạm nhân phẩm vì lợi nhuận”.

Tác giả: Duy Trinh (TTXVN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay62,711
  • Tổng lượt truy cập16,973,609
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây